Lời nói đầu
Hiến chương Burra được ICOMOS Australia, là Uỷ ban quốc gia Australia thuộc Hội đồng quốc tế các di tích và di chỉ (ICOMOS), thông qua ngày 19-8-1979 tại Burra ở Nam Australia. Hiến chương này được xây dựng trên cơ sở Hiến chương quốc tế về bảo vệ và trùng tu di tích và di chỉ Hiến chương Venice (1964) và Quyết nghị của Đại hội đồng ICOMOS lần thứ 5 họp ở Matxcơva năm 1978. Đã có những sửa đổi được thông qua vào các ngày 23-2-1981, 23-4-1988 và 26-1 1-1999).
Hiến chương Burra đưa ra các đường lối chỉ đạo cho việc bảo vệ và quản lý các địa điểm di sản có giá trị văn hoá dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm của các thành viên ICOMOS Australia.
Việc bảo vệ là một bộ phận hữu cơ của công tác quản lý các địa điểm có giá trị văn hoá, và là một trách nhiệm thường hằng.
Hiến chương dùng cho ai?
Hiến chương xác lập một hệ thống chuẩn mực dành cho bất kỳ ai làm tư vấn, ra quyết định, hoặc tiến hành những công trình trên các địa điểm di sản có giá trị văn hoá, bao gồm các chủ sở hữu, các nhà quản lý và người trông coi các địa điểm di sản đó.
Cách sử dụng Hiến chương
Hiến chương cần phải được đọc trọn vẹn. Nhiều điều khoản là lệ thuộc lẫn nhau. Các điều khoản trong phần Nguyên tắc Bảo vệ thường được phát triển trong các phần Tiến trình Bảo vệ và Thực hành Bảo vệ ở phía sau. Các biểu mục đưa vào là để cho dễ đọc chứ không phải là những phần hợp thành của Hiến chương.
Hiến chương là một văn kiện độc lập, song về một số cách sử dụng và áp dụng sẽ được giải thích rõ ràng hơn trong các văn kiện sau đây của ICOMOS Australia:
· Đường lối chỉ đạo của Hiến chương Burra: Ý nghĩa văn hoá;
· Đường lối chỉ đạo của Hiến chương Burra: Chính sách bảo vệ;
· Đường lối chỉ đạo của Hiến chương Burra: Thủ tục tiến hành nghiên cứu và báo cáo;
· Quy tắc về đạo lý song song tồn tại trong công cuộc bảo vệ các địa điểm có ý nghĩa.
Hiến chương áp dụng vào những địa điểm nào?
Hiến chương có thể được áp dụng vào mọi địa điểm có ý nghĩa văn hoá bao gồm các địa điểm thiên nhiên, địa phương, lịch sử có giá trị văn hoá.
Những chuẩn mực do các tổ chức khác dựng lập cũng được coi là xác đáng. Đó là Hiến chương về Di sản Thiên nhiên Australia và Dự thảo Nguyên tắc chỉ đạo việc Bảo vệ, Quản lý và Sử dụng các địa điểm di sản văn hoá của người Aboriginal (người bản địa Australia) và người Hải đảo ở Eo Tortes.
Tại sao lại cần bảo vệ?
Các địa điểm có ý nghĩa văn hoá làm phong phú cuộc sống con người, đem lại cho họ một mối quan hệ sâu sắc đầy cảm hứng với cộng đồng và cảnh quan, với quá khứ và những trải nghiệm đã qua. Đó là những nơi lưu trữ lịch sử, quan trọng vì đó là những biểu thị hữu hình của bản sắc, tri thức, tài năng Australia. Các địa điểm có ý nghĩa văn hoá phản ánh tính đa dạng của các cộng đồng chúng ta, nói cho chúng ta biết ta là ai, về thời quá khứ đã sinh thành chúng ta và tạo tác lên cảnh quan Australia. Những địa điểm đó là không gì thay thế được và quý báu vô cùng.
Các địa điểm có ý nghĩa văn hoá cần phải được bảo vệ vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.
Hiến chương Burra chủ trương một cách xử lý thận trọng sự thay đổi: làm mọi việc cần thiết để trông nom được tốt địa điểm và làm cho nó hữu dụng, song mặt khác càng ít thay đổi càng tốt để cho địa điểm giữ được tối đa giá trị văn hoá của nó.
Điều khoản
Điều 1. Định nghĩa
Cần dùng cho Hiến chương này:
1.1. Địa điểm (Place) bao gồm di chỉ (site), vùng đất (area, land), cảnh quan (landscape), công trình xây dựng và công trình khác (building and other work), nhóm công trình xây dựng và các công trình khác, và có thể bao gồm cả các phần hợp thành, nội dung, không gian và cả thị giới của địa điểm.
1.2. Ýnghĩa văn hoá (Cultural significance) có nghĩa là các giá trị thẩm mỹ, lịch sử, khoa học, xã hội hoặc tinh thần đối với các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ý nghĩa văn hoá hiện thân ngay chính trong địa điểm, qua kết cấu, khung cảnh, cách sử dụng, các mối kết hợp, ý nghĩa, tư liệu và các nơi, các vật có liên quan.
Địa điểm có thể có một loạt các giá trị khác nhau tuỳ theo cá nhân và nhóm người.
Chú giải
Của ICOMOS Australia, không nằm trong nội dung Hiến chương
Khái niệm địa điểm (place) có thể hiểu rộng ra. Những khái niệm mô tả trong Điều 1.1 có thể bao gồm cả đài tưởng niệm, cây cối, vườn, công viên, những nơi gắn với các sự kiện lịch sử, khu đô thị, thành phố, địa điểm công nghiệp, di chỉ khảo cổ học và các nơi linh thiêng hoặc tôn giáo.
Thuật ngữ ý nghĩa văn hoá đồng nghĩa với ý nghĩa di sản và giá trị di sản văn hoá.
Ý nghĩa văn hoá có thể biến đổi do dòng lịch sử của địa điểm.
Sự hiểu biết ý nghĩa văn hoá có thể biến đổi theo những thông tin mới thu nhận được.
1.3. Cấu trúc(fabric) có nghĩa là mọi bộ phận hữu thể của địa điểm, bao gồm các phần hợp thành, các bộ phận cố định, nội dung và các đồ vật của cấu trúc.
1.4. Bảo toàn (conservation) có nghĩa là tất cả mọi quy trình có thể sử dụng để trông coi địa điểm nhằm lưu giữ ý nghĩa văn hoá của nó.
1.5. Bảo quản (maintenance) có nghĩa là chăm nom bảo vệ thường xuyên kết cấu và khung cảnh một địa điểm, và cần phải phân biệt với sửa sang. Sửa sang bao hàm trùng tu hoặc phục dựng.
1.6. Bảo tồn (preservation) có nghĩa là bảo quản kết cấu một địa điểm ở hiện trạng và hãm sự xuống cấp của kết cấu đó.
1.7. Trùng tu (restoration) có nghĩa là đưa kết cấu đang tồn tại của một địa điểm trở lại tình trạng đã biết trước kia bằng cách loại bỏ những phần thêm thắt hoặc ghép lại những thành phần hiện còn mà bị rơi ra hoặc đặt sai chỗ mà không đưa vật liệu mới vào.
1.8. Phục dựng (tu tạo lại, tái dựng) (reconstruction) có nghĩa là đưa một địa điểm trở lại tình trạng đã biết trước kia bằng cách đưa vật liệu mới vào kết cấu, để phân biệt với trùng tu (restoration)
Cấu trúc bao gồm các trang trí nội thất của một đơn vị kiến trúc và những vết tích dưới mặt đất, cũng như các đồ vật thu được trong các cuộc khai quật.
Cấu trúc có thể xác định được các khoảng không gian, mà không gian có thể là những yếu tố quan trọng trong ý nghĩa của địa điểm.
Những phân biệt này,chẳng hạn như đối với ống máng, có thể diễn đạt như sau:
· bảo quản - kiểm tra đều đặn và thông ống máng.
· sửa sang bao hàm trùng tu - dựng lại đúng chỗ các đoạn ống bị sai lệch.
· sửa sang bao hàm tu tạo lại (phục dựng) - thay thế các đoạn ống bị hư nát không thể sửa sang lại được.
Điều đã được thức nhận là mọi địa điểm và các bộ phận hợp thành đều biến đổi theo thời gian ở mức độ khác nhau.
Vật liệu mới có thể bao gồm những vật liệu thu hồi ở địa điểm khác được xử lý lại. Việc này không được làm tổn hại đến bất cứ một địa điểm nào có ý nghĩa văn hóa.
1.9. Thích ứng (adaptation) có nghĩa là sửa đổi một địa điểm cho thích hợp với chức năng hiện thời hoặc một chức năng trù định.
1.10. Cách sử dụng (use) có nghĩa là chức năng của một địa điểm, cũng như các hoạt động và các thực hành có thể diễn ra ở địa điểm đó.
1.11. Sử dụng thích hợp (compatible use) có nghĩa là một cách sử dụng tôn trọng ý nghĩa văn hóa của địa điểm, không gây ra một tác động gì xấu lên ý nghĩa văn hóa hoặc, nếu có, thì phải rất tối thiểu.
1.12. Khung cảnh (setting) có nghĩa là khu vực xung quanh một địa điểm, có thể bao gồm cả thị giới.
1.13. Địa điểm có liên quan(related place) có nghĩa là một địa điểm có góp phần vào ý nghĩa văn hóa của một địa điểm khác.
1.14. Đồ vật có liên quan (related object) có nghĩa là một đồ vật có góp phần vào ý nghĩa văn hóa của một địa điểm song không nằm ở cùng một địa điểm.
1.15. Các mối liên kết (associations) có nghĩa là các quan hệ đặc biệt tồn tại giữa dân chúng và một địa điểm.
1.16. Ý nghĩa (meaning) là chỉ một địa điểm có ý nghĩa gì, ngụ ý gì, gợi ra cái gì hoặc biểu thị cái gì.
1.17. Thể hiện (interpretation) có nghĩa là tất cả mọi cách giới thiệu ý nghĩa văn hóa của một địa điểm.
Nguyên tắc Bảo vệ
Điều 2. Bảo vệ và Quản lý
2.1. Các địa điểm có ý nghĩa văn hoá cần phải được bảo vệ.
2.2. Mục tiêu của bảo vệ là giữ lại ý nghĩa văn hoá của địa điểm.
2.3. Bảo vệ là bộ phận hữu cơ của việc quản lý tốt các địa điểm có ý nghĩa văn hóa.
2.4. Các địa điểm có ý nghĩa văn hoá phải được gìn giữ, không được để những địa điểm đó bị tai hoạ hoặc
Các mối liên kết bao gồm các giá trị xã hội và tinh thần trách nhiệm về văn hóa đối với một địa điểm.
Ý nghĩa nhìn chung là liên quan đến các mặt phi hữu thể như tính chất biểu tượng và ký ức.
Thể hiện có thể là sự liên kết cách xử lý một kết cấu (thí dụ bảo quản, phục dựng, trùng tu); cách sử dụng và các hoạt động tại các địa điểm; và việc sử dụng tư liệu đưa thêm vào để giải thích.
Điều 3. Tiếp cận thận trọng
3.1. Việc bảo vệ là dựa trên sự tôn trọng đối với kết cấu, cách sử dụng, các mối liên kết và ý nghĩa hiện tồn. Nó đòi hỏi một sự thận trọng chỉ thay đổi cái gì thật cần thiết song càng ít càng tốt.
3.2. Các việc sửa đổi ở một địa điểm không được bóp méo chứng tích hữu thể và các chứng tích khác có ở địa điểm, cũng không được dựa trên phỏng đoán.
Điều 4. Hiểu biết, kỹ năng và kỹ thuật
4.1. Việc bảo vệ phải sử dụng mọi hiểu biết, kỹ năng và ngành nghề nào có thể góp phần vào việc nghiên cứu và trông nom địa điểm.
4.2. Các kỹ thuật và vật liệu truyền thống cần được ưu tiên sử dụng trong việc bảo vệ ý nghĩa của kết cấu. Trong một số tình huống và dưới một số điều kiện nhất định nào đó, kỹ thuật và vật liệu hiện đại nào có lợi rõ rệt cho việc bảo vệ thì có thể tính toán để sử dụng.
Điều 5. Các giá trị
5.1. Việc bảo vệ một địa điểm phải xác định và cân nhắc mọi mặt của giá trị văn hoá và thiên nhiên, không được tuỳ tiện ưu tiên giá trị này để phương hại giá trị kia.
Những dấu vết thêm thắt, thay đổi và những cách xử lý kết cấu một địa điểm trước đó là chứng tích về lịch sử và các cách sử dụng địa điểm, và có thể là đã góp phần vào ý nghĩa văn hóa của địa điểm đó. Việc bảo vệ phải giúp hiểu biết các chứng tích đó chứ không phải là gây trở ngại.
Việc sử dụng kỹ thuật và vật liệu hiện đại phải dựa trên những cứ liệu và kinh nghiệm vững chắc.
Việc bảo vệ các địa điểm có ý nghĩa thiên nhiên đã được giải thích trong Hiến chương về Di sản thiên nhiên Australia. Hiến chương này đã xác định ý nghĩa thiên nhiên có nghĩa là tầm quan trọng của hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học và đa dạng địa lý đối với giá trị tồn tại của địa điểm, hoặc đối với thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau về mặt giá trị khoa học, xã hội hoặc thẩm mỹ hoặc về tính thiết yếu cho cuộc sống thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.
5.2. Các động thái bảo vệ các địa điểm có thể khác nhau tuỳ theo cấp độ ý nghĩa văn hoá tụ hội ở mỗi địa điểm.
Điều 6. Tiến trình Hiến chương Burra
6.1. Để đảm bảo việc xử lý tối ưu ý nghĩa văn hoá của một địa điểm và những thách đố khác ảnh hưởng đến tương lai của địa điểm đó, cần tiến hành theo một chuỗi hoạt động trong đó việc thu thập và phân tích thông tin cần phải làm trước khi ra quyết định. Thấu hiểu ý nghĩa văn hóa là bước thứ nhất, rồi đến phát triển chính sách và cuối cùng là quản lý địa điểm phù hợp với chính sách.
6.2. Chính sách quản lý một địa điểm phải dựa trên sự hiểu biết ýnghĩa văn hoá của địa điểm đó.
6.3. Phát triển chính sách cũng phải bao gồm việc cân nhắc các nhân tố khác ảnh hưởng đến tương lai của địa điểm chẳng hạn như các nhu cầu của người sở hữu, các nguồn lực có trong tay, những câu thúc bên ngoài và tình trạng vật thể của địa điểm.
Điều 7. Cách sử dụng
7.1. Khi nào mà việc sử dụng một địa điểm là có ý nghĩa văn hoá thì việc sử dụng đó cần được duy trì.
7.2. Một địa điểm cần phải có một cách sử dụng thích hợp.
Vì sự hiểu biết các giá trị văn hóa có thể biến chuyển nên cần phải có một cách tiếp cận thận trọng. Điều khoản này không được dùng để biện minh cho những hành động không giữ gìn ý nghĩa văn hóa.
Tiến trình Hiến chương Burra, cũng gọi là chuỗi khảo sát, quyết định, hành động sẽ được minh họa bằng sơ đồ ở phụ lục.
Chính sách cần phải xác định một cách sử dụng hoặc một cách liên kết sử dụng hoặc những giới hạn về Sử dụng để duy trì ý nghĩa văn hóa của địa điểm. Một cách sử dụng mới chỉ được làm thay đổi ở mức tối thiểu kết cấu vật chất và các sử dụng quan trọng, phải tôn trọng các mối liên kết và các ý nghĩa, và, ở đâu có thể thì phải tạo điều kiện tiếp diễn cho những thực hành có đóng góp và có tham gia vào ý nghĩa văn hóa của địa điểm.
Điều 8. Khung cảnh
Việc bảo vệ đòi hỏi phải duy trì một khung cảnh thị giới thoả đáng và những mối quan hệ khác có đóng góp cho ý nghĩa văn hoá của địa điểm.
Xây dựng mới, phá sụp đổ, xâm chiếm hoặc những thay đổi khác làm hạ thấp giá trị của khung cảnh hoặc các mối quan hệ đều là không thích hợp.
Điều 9. Vị trí
9.1. Vị trí hữu thể của một địa điểm là bộ phận ý nghĩa văn hóa của địa điểm đó. Một toà nhà, một công trình xây dựng hoặc một bộ phận cấu thành của một địa điểm phải được giữ nguyên ở vị trí lịch sử của nó. Chuyển dời vị trí nhìn chung là không chấp nhận được trừ phi đó là biện pháp thực tiễn duy để đảm sự sống còn của nó.
9.2. Một số toà nhà, công trình xây dựng hoặc các cấu thành khác của các địa điểm vốn có thể đã được thiết kế để sẵn sàng di chuyển hoặc đã từng được di chuyển trong dòng lịch sử của chúng. Việc di chuyển những công trình này là thích đáng nếu chúng không có quan hệ gì có ý nghĩa với vị trí hiện thời của chúng.
9.3. Nếu một toà nhà, công trình xây dựng hoặc bộ phận cấu thành nào đó phải chuyển dời, thì nó phải được chuyển đến một vị trí thích hợp và tạo cho nó một cách sử dụng phù hợp với giá trị của nó. Một quyết định như vậy phải không làm phương hại cho bất kỳ một địa điểm nào có ý nghĩa văn hóa.
Điều 10. Đồ đạc (contents)
Đồ đạc, vật cố định, đồ vật rời có góp phần vào ý nghĩa văn hóa một địa điểm phải được giữ nguyên tại chỗ. Việc di chuyển chúng là không được chấp nhận trừ phi đó là biện pháp duy nhất để đảm bảo an toàn và bảo tồn chúng, là tạm thời để xử lý hoặc trưng bày, vì những lý do văn hóa, vì sức khỏe và an toàn, hoặc để bảo vệ địa điểm. Những thứ đó phải được trả về chỗ cũ khi tình thế cho phép, việc này là thích đáng về mặt văn hóa.
Điều 11. Địa điểm và đồ vật có liên quan
Sự đóng góp của các địa điểm có liên quan và các đồ vật liên quan vào ý nghĩa văn hóa của một địa điểm cần phải được duy trì.
Khung cảnh thị giới có thể bao gồm cách sử dụng, cách chọn vị trí, hình khối, tỷ lệ, tính chất, màu sắc, kết cấu và vật liệu. Các mối quan hệ khác, chẳng hạn như các mối liên quan lịch sử, có thể góp phần lý giải, đánh giá, làm hứng thú hoặc hiểu sâu địa điểm hơn.
Điều 12. Sự tham gia
Việc bảo vệ, thể hiện và quản lý một địa điểm phải trù tính để có sự tham gia của những người có những mối liên kết đặc biệt với địa điểm có những ý nghĩa đặc biệt đối với họ, hoặc những người có trách nhiệm về xã hội, tinh thần hoặc về văn hóa ở một phương diện nào đó đối với địa điểm.
Điều 13. Sự cộng sinh của các giá trị văn hóa
Sự cộng sinh của các giá trị văn hóa phải được công nhận, tôn trọng và khuyến khích, đặc biệt trong trường hợp các giá trị đó có sự xung đột nhau.
Tiến trình bảo vệ
Điều 14. Tiến trình bảo vệ
Việc bảo vệ, tùy theo tình huống, có thể bao gồm các quá trình: duy trì hoặc phục hồi một cách sử dụng; duy trì các mối liên kết và các ý nghĩa; bảo quản, bảo tồn, trùng tu, thích ứng và thể hiện; và thông thường bao gồm sự phối hợp vài ba thao tác đó với nhau.
Điều 15. Thay đổi
15.1. Việc thay đổi có thể là cần thiết để gìn giữ ý nghĩa văn hóa, song sẽ là không được mong đợi nếu nó làm giảm ý nghĩa văn hóa. Khối lượng thay đổi đối với một địa điểm phải tùy thuộc vào ý nghĩa văn hóa của địa điểm đó và cách thể hiện thích đáng địa điểm đó.
15.2. Những thay đổi mà làm giảm ý nghĩa văn hóa phải có tính đảo ngược được, và sẽ được đảo ngược lại khi tình thế cho phép.
15.3. Phá hủy kết cấu có ý nghĩa của một địa điểm nói chung là không được chấp nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những phá bỏ nho nhỏ có thể được dự tính trong khuôn khổ để bảo vệ địa điểm. Việc dỡ bỏ kết cấu có ý nghĩa phải được phục dựng lại khi tình thế cho phép.
15.4. Những đóng góp mọi mặt vào ý nghĩa văn hóa của một địa điểm cần phải được tôn trọng. Nếu một địa điểm bao gồm kết cấu, cách sử dụng, các mối liên
Trong một số trường hợp, các giá trị văn hóa xung đột nhau có thể ảnh hưởng đến chính sách phát triển và các quyết định quản lý trong điều khoản này, từ ngữ giá trị văn hóa là để chỉ những tín ngưỡng quan trọng đối với một nhóm văn hóa bao gồm, song không chỉ giới hạn ở lòng tin chính trị, tôn giáo, tinh thần, đạo lý. Cho nên, từ ngữ đó có ý nghĩa rộng lớn hơn các giá trị gắn với ý nghĩa văn hóa.
Cũng có thể có trường hợp không cần một thao tác nào để thực hiện bảo vệ.
Khi cần phải thay đổi, thăm dò một loạt các phương thức để chọn ra một phương thức nào làm giảm ý nghĩa văn hóa ít nhất.
Những thay đổi đảo ngược được phải được coi như là tạm thời. Thay đổi không đảo ngược chỉ được dùng như là phương sách cuối cùng và không được làm cản trở hành động bảo vệ sau này.