Lời mở đầu
1. Chúng tôi, các chuyên gia, họp ở Nara, Nhật Bản, xin bày tỏ lòng cảm tạ về tinh thần phóng khoáng và tầm nhìn trí tuệ của các vị chức quyền Nhật Bản đã thu xếp cho chúng tôi cơ hội gặp gỡ nhau tại diễn đàn này nhằm đặt lại vấn đề các khái niệm đã trở thành truyền thống và cùng nhau tranh luận về các biện pháp và phương tiện mở rộng tầm nhìn đặng nâng cao hơn lòng tôn trọng tính đa dạng văn hoá và di sản trong việc thực hành bảo toàn.
2. Chúng tôi cũng xin đánh giá cao chân giá trị của khuôn khổ thảo luận do Uỷ ban Di sản Thế giới đề xướng. Khi xem xét hồ sơ các tài sản văn hoá có giá trị đặc sắc toàn cầu muốn được đăng ký vào Danh sách Di sản Thế giới, Uỷ ban có ý muốn áp dụng cách trắc nghiệm tính xác thực của di sản văn hoá mà vẫn hoàn toàn tôn trọng các giá trị văn hoá và xã hội của mọi đất nước.
3. "Văn kiện Nara về tính xác thực'' là được nhận thức theo tinh thần ''Hiến chương Venice, 1964", và trên cơ sở đó mà mở rộng khái niệm ra để đáp ứng các mối quan tâm và lợi ích đối với di sản văn hoá ngày càng mở rộng trong thế giới chúng ta ngày nay.
4. Trong một thế giới ngày càng bị các lực lượng toàn cầu hoá và đồng nhất hoá (homogenizatiorl) đe doạ, và trong một thế giới mà việc lần tìm bản sắc văn hoá đôi khi lại được biểu thị thông qua một chủ nghĩa dân tộc cực đoan (aggressive) và loại bỏ văn hoá của các tộc người thiểu số, thì đóng góp chủ yếu của việc cân nhắc tính xác thực trong công cuộc bảo vệ di sản văn hoá là làm sáng tỏ và thắp sáng lên ký ức tập thể của nhân loại.
Tính đa dạng văn hoá và đa dạng di sản
5. Tính đa dạng của văn hoá và di sản văn hoá là một nguồn trí tuệ và tinh thần phong phú không thể thay thế được đối với toàn thể nhân loại. Việc bảo vệ và làm nổi bật tính đa dạng văn hoá và di sản trong thế giới chúng ta cần phải được thúc đẩy tích cực thành một nhân tố cơ bản của sự phát triển nhân loại.
6. Tính đa dạng văn hoá và di sản tồn tại trong thời gian lẫn không gian, nó đòi hỏi phải có sự tôn trọng đối với các văn hoá khác và với mọi mặt trong hệ thống tín ngưỡngcủa các văn hoá đó. Trong trường hợp các giá trị văn hoá có vẻ như là xung đột lẫn nhau, thì sự tôn trọng tính đa dạng văn hoá đòi hỏi phải thừa nhận tính chính đáng của các giá trị văn hoá riêng của mọi bên.
7. Mọi văn hoá và xã hội đều bắt nguồn từ những hình thái và phương thức biểu thị hữu hình và vô hình riêng, tạo nêndi sản của họ. Các hình thái và phương thức đó cần phải được tôn trọng.
8. Điều quan trọng là cần phải nhấn mạnh đến một nguyên tắc cơ bản của UNESCO, nói rằng di sản văn hoá của mỗi một bộ phận là di sản văn hoá của toàn thể. Trách nhiệm đối với di sản văn hoá và việc quản lý di sản đó, trước hết, là thuộc cộng đồng văn hoá đã sản sinh ra nó, và sau đó là thuộc về cộng đồng trông nom nó. Tuy nhiên, ngoài những trách nhiệm đó ra, việc tuân thủ các hiến chương và công ước quốc tế tiên quan đến di sản văn hoá còn đòi hỏi phải chấp nhận các nghĩa vụ và trách nhiệm mà các hiến chương và công ước đó quy định. Do vậy, mỗi cộng đồng cần phải suy xét cân nhắc các yêu cầu của mình với những yêu cầu của các cộng đồng văn hoá khác sao cho việc cân nhắc đó, khi thực hiện, không phá hoại các giá trị văn hoá cơ bản của các cộng đồng kia.
Giá trị và tính xác thực
9. Việc bảo vệ di sản văn hoá, dưới mọi hình thức và thuộc mọi thời kỳ lịch sử, là bắt nguồn từ các giá trị vốn được quy cho di sản đó. Khả năng của chúng ta để hiểu được các giá trị đó tuỳ thuộc một phần vào mức độ xác tín của các nguồn thông tin về các giá trị đó. Tri thức và hiểu biết các nguồn thông tin đó, có liên quan tới các đặc trưng gốc và đặc trưng ở các thời sau của di sản văn hoá, cũng như ý nghĩa của chúng trong tiến trình lịch sử, là cơ sở cần phải có để đánh giá tính xác thực của di sản trên mọi mặt.
10. Tính xác thực, suy xét theo cách nàyvà đã được khẳng định trong "Hiến chương Venice", rõ ràng là nhân tố định phẩm chất chủ yếu cho các giá trị. Sự hiểu biết tính xác thực đóng một vai trò cơ bản trong mọi nghiên cứu khoa học về di sản văn hoá, trong việc lập kế hoạch bảo toàn và trùng tu, cũng như trong các thủ tục đăng ký vào Danh sách Di sản Thế giới hoặc mọi danh mục di sản văn hoá khác.
11. Mọi phán xét về các giá trị được thừa nhận đối với di sản văn hoá, cũng như độ tin cậy của các
nguồn thông tin có liên quan, có thể khác nhau giữa các văn hoá, và ngay cả trong cùng một văn hoá. Do đó không thể phán xét các giá trị và tính xác thực của nguồn thông tin mà chỉ dựa trên những tiêu chí cố định. Ngược lại, lòng tôn trọng đối với mọi văn hoá đòi hỏi một di sản văn hoá phải được suy xét và phán xét theo các tiêu chí đặc trưng cho bối cảnh văn hoá mà trong đó di sản kia toạ lạc
12. Do đó điều quan trọng và cấp bách tối cao là trong mỗi văn hoá, tính đặc thù của các giá trị di sản cũng như độ tin cậy và tính xác đáng của các nguồn thông tin có liên quan cần được thừa nhận.
13. Tuỳ theo tính chất của di sản văn hoá, bối cảnh văn hoá của di sản đó, và sự biến chuyển của nó trong thời gian mà sự phán xét về tính xác thực có thể được gắn với một loạt các nguồn thông tin khác nhau. Các dạng thông tin có thể bao gồm hình thức và thiết kế, vật liệu và chất liệu, cách sử dụng và chức năng, truyền thông và kỹ thuật, vị trí và nơi dựng lập, tinh thần và cách thể hiện, và những nhân tố khác bên trong và bên ngoài di sản. Việc sử dụng những nguồn thông tin đó sẽ cho phép dựng lên được các chiều kích nghệ thuật, lịch sử, xã hội và khoa học của di sản văn hoá được khảo sát.
Phụ lục l
Những gợi ý cần triển khai (do H. Stovel đề xuất)
1. Sự tôn trọng đối với tính đa dạng văn hoá và di sản đòi hỏi phải có những nỗ lực có ý thức để tránh áp đặt những công thức máy móc, những thủ tục được chuẩn mực hoá trong khi tìm cách xác định hoặc đánh giá tính xác thực của một di tích và di chỉ nào đó.
2. Việc xác định tính xác thực với lòng tôn trọng tính đa dạng văn hoá và di sản văn hoá đòi hỏi một cách tiếp cận có thể khuyến khích các văn hoá đó tự trang bị cho mình các phương pháp phân tích và các công cụ phản ánh được tính chất và nhu cầu của mình. Những cách tiếp cận như vậy có thể
có nhiều điểm chung cần phải nỗ lực để:
· Đảm bảo cho việc đánh giá tính xác thực thu hút được sự hợp tác đa ngành và sử dụng được mọi ýkiến và tri thức chuyên môn có trong tay;
· Đảm bảo những giá trị được công nhận phải thực sự là đại diện cho một văn hoá và cho các mối quan tâm khác nhau, đặc biệt là đối với các di tích và di chỉ;
· Lập được hồ sơ tư liệu rõ ràng về tính chất đặc thù của tính xác thực đối với các di tích, di chỉ để làm ra một quyển hướng dẫn thực tiễn cho việc xử lý và giám sát sau này;
· Cập nhật được các đánh giá tính xác thực trong tiến trình biến đổi của các giá trị và tình huống.
3. Đặc biệt quan trọng là cần nỗ lực đảm bảo các giá trị đã được công nhận phải được tôn trọng, đảm bảo việc xác định tính xác thực là đã bao gồm các nỗ lực để xây dựng, ở mức cao nhất có thể được, một sự đồng thuận đa ngành và của cộng đồng về các giá trị đó.
4. Các cách tiếp cận còn phải được xâydựng trên sự hợp tác quốc tế giữa những người có quan tâm đến việc bảo vệ di sản văn hoá và phải có góp phần vào sự hợp tác đó nhằm nâng cao tính tôn trọng và sự hiểu biết toàn cầu về tính đa dạng của các cách biểu thị và các giá trị của mỗi văn hoá.
5. Việc tiếp tục mở rộng cuộc đối thoại nàyra các khu vực và văn hoá khác nhau trên thế giới là điều tiên quyết để làm tăng thêm giá trị thực tiễn của việc suy xét tính xác thực trong sự nghiệp bảo vệ di sản chung của nhân loại.
6. Làm cho công chúng ngày càng thức ngộ về các phương diện cơ bản này của di sản là cực kỳ cần thiết để đi đến được những biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ được các di tích thời quá khứ. Như thế có nghĩa là cần mở rộng hơn sự hiểu biết các giá trị được biểu thị trên chính các tài sản văn hoá, cũng như cần phải tôn trọng vai trò của các di tích di chỉ trong xã hội ngày nay.
Phụ lục II
Định nghĩa
Bảo toàn (conservation): Bao gồm mọi nỗ lực nhằm tìm hiểu di sản văn hoá, hiểu được lịch sử và ý nghĩa của di sản đó, đảm bảo việc giữ gìn hình thể (material) của di sản đó và, để rồi sau đó giới thiệu, trùng tu và phát huy di sản đó. (Di sản văn hoá bao gồm các di tích kiến trúc (monuments) các nhóm công trình xây dựng (groups 0f buildings) và các di chỉ (sites) có giá trị văn hoá như đã được định nghĩa
trong Điều 1 Công ước Di sản Thế giới, 1972).
Nguồn thông tin: Toàn bộ các nguồn vật chất, chữ viết, truyền miệng, hình lượng (figurative) để có thể hiểu được tính chất, đặc trưng, ýnghĩa và lịch sử của di sản văn hoá.
Văn kiện Nara về Tính xác thực được thảo ra bởi 45 người tham gia Hội thảo Nara về Tính xác thực trong khuôn khổ Công ước Di sản Quốc tế, tổ chức ở Nara, Nhật Bản từ 1-6tháng 11, 1994, theo lời mời của Vụ Văn hoá (Chính phủ Nhật Bản) và Quận Nara. Vụ Văn hoá tổ chứcHội thảo Nara với sự hợp tác của UNESCO, /CCROM và ICOMOS.
Văn bản cuối cùng của Văn kiện Nara đã được hai tổng thuyết trình viên của Hội thảo, Ô.Raymond Lemaire và Ô. Herb Stovel, biên tập lại.