Đã được thông qua tại Đại hội quốc tế lần thứ nhất các kiến trúc sư và kỹ thuật gia về Di tíchLịch sử, Athens, 1931.
Tại Đại hội ởAthens bảy quyết nghị sau đây đã được ban bố,gọi là ''Hiến chương Trùng tu'' (Carta del Restauro).
1. Cần phải xác lập các tổ chức quốc tế về Trùng tu ở cấp độ thao tác và tư vấn.
2. Các dự án dự kiến Trùng tu phải được thông qua việc phê phán thông tuệ để tránh được những sai lầm có thể gây ra mất mát đặc tính và giá trị lịchsử của kiến trúc.
3. Các vấn đề rắc rối về bảo tồn di chỉ lịch sử phải được giải quyết theo luật định ở cấp quốc gia cho mọi đất nước.
4. Các di chỉ khảo cổ đã khai quật mà không được trùng tungay thì phải lấp lại để bảo vệ.
5. Kỹ thuật và vật liệu hiện đại có thể được sử dụng trong việc trùng tu.
6. Các dichỉ lịch sử phải được bảo vệ bằng một hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt.
7. Việc bảo vệ khuvực xung quanh chỉ lịch sử phải được đặc biệt chú ý.
Tổng kết của Hội thảo Athens
I. Luận thuyết - Nguyên tắc chung
Hội nghị đã nghe trình bày những nguyên tắc chung và những luận thuyết liên quan đến việc bảo vệ Di tích.
Mặc dù có sự khác biệt giữa các trường hợp cụ thể cần có giải pháp riêng cho từng trường hợp, song Hội nghị nhận thấy rằng trong các quốc gia khác nhau có đại diện ở đây, nổi lên một khuynh hướng muốn từ bỏ những cuộc trùng tu toàn bộ để tránh những bất trắc nảy sinh bằng cách lập dựng ra một hệ thống bảo quản thường trực thường xuyên, ngõ hầu đảm bảo được việc bảo tồn các công trình.
Trong trường hợp di tích bị đổ nát hoặc phá hoại mà việc trùng tu nhất thiết phải được tiến hành, Hội nghị khuyến nghị phải tôn trọng công trình lịch sử và nghệ thuật thời xưa, không được loại bỏ phong cách của một thời đại nào đó vốn có.
Hội nghị khuyến nghị nênduy trì việc cho sử dụng có thời hạn các công trình để đảm bảo được đời sống liên tục của những công trình đó; song chúng phải được sử dụng vào những mục đích tôn trọng tính cách lịch sử và nghệ thuật của công trình.
II. Các biện pháp hành chính và lập pháp liên quan đến Di tích Lịch sử
Hội nghị đã nghe trình bày các biện pháp lập pháp nhằm bảo vệ các di tích có giá trị nghệ thuật, lịch sử hoặc khoa học ở các quốc gia khác nhau.
Hội nghị nhất trí tán thành khuynh hướng chung trong vấn đề này là công nhận một số quyền của cộng đồng đối với tư hữu tài sản.
Hội nghị nhận thấy rằng những khác biệt tồn tại giữa các biện pháp lập pháp là nảy sinh từ khó khăn trong việc điều hoà công luật với quyền cá thể.
Vì vậy, tuy tán thành khuynh hướng chung của các biện pháp lập pháp đã trình bày, song Hội nghị cho rằng những biện pháp kia phải phù hợp với hoàn cảnh địa phương và chiều hướng công luận để ít phải gặp nhất những chống đối có thể xảy ra, phải có đền bù thoả đáng cho các chủ tài sản khi họ được kêu gọi phải hy sinh cho lợi ích chung.
Hội nghị bày tỏ mong muốn các chức sắc ở mỗi nước được trao đủ quyền lực để, trong trường hợp cấp bách, thực thi được các biện pháp bảo tồn.
Hội nghị tha thiết mong đợi Cơ quan Bảo tàng Quốc tế cho in một sưu tập và một bảng biểu so sánh các biện pháp lập pháp có hiệu lực ở các nước khác nhau và ấn phẩm đó sẽ luôn được cập nhật.
III. Nâng cao giá trị thẩm mỹ Di tích
Hội nghị khuyến nghị, trong việc xây dựng công trình, phải tôn trọng tính chất và diện mạo của đô thị mà trong đó công trình được xây dựng, nhất là ở vùng lân cận các di tích, nơi mà môi trường xung quanh cần được đặc biệt quan tâm. Ngay cả một số tổng thể, một số cảnh quan tráng lệ cũng phải được bảo tồn.
Cũng cần phải nghiên cứu các loại cây cối, thảo mộc nào thích hợp với loại di tích này hay nhóm di tích kia để gìn giữ được tính cách cổ xưa của chúng. Hội nghị đặc biệt khuyến nghị loại bỏ mọi hình thức quảng cáo, mọi cột điện tín dựng chướng mắt, mọi xí nghiệp gây ồn, và cả mọi ống, trụ, cột cao trong vùng lân cận di tích nghệ thuật và lịch sử.
IV. Trùng tu Di tích
Các chuyên gia đã nghe nhiều thông báo khác nhau về việc sử dụng vật liệu hiện đại để gia cố di tích. Họ tán thành việc sử dụng thận trọng mọi nguyên liệu của kỹ thuật hiện đại và đặc biệt hơn là dùng bê tông cốt sắt.
Họ nói cụ thể là các phương tiện gia cố đó phải được che kín ở bất kỳ chỗ nào có thể làm được để lưu giữ được diện mạo và tính chất của di tích được trùng tu.
Đặc biệt hơn, họ khuyến nghị chỉ sử dụng những vật liệu đó trong trường hợp để tránh xê dịch (tháo ra, lắp vào) các bộ phận phải bảo tồn.
V. Sự suy thoái của các Di tích
Hội nghị nhận thấy rằng, trong điều kiện cuộc sống hiện thời, các di tích trên khắp thế giới ngày càng bị đe doạ bởi các tác nhân khí quyển.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa thông dụng và các phương pháp thịnh hành được áp dụng hữu hiệu trong việc bảo tồn các tượng kiến trúc, cho đến nay, do tích phức tạp của các trường hợp và sự hiểu biết hiện thời, vẫn chưa thể hệ thống hoá được thành những quy tắc chung.
Hội nghị khuyến nghị:
1. Trong từng nước cần có sự hợp tác giữa các kiến trúc sư, các quản thủ di tích với các chuyên gia vật lý học, hoá học, khoa học tự nhiên nhằm xác định những phương pháp hữu dụng trong từng trường hợp cụ thể;
2. Cơ quan Bảo tàng Quốc tế phải nắm kịp thời công việc được tiến hành trong lĩnh vực này ở mỗi nước, và phải thông báo trong các ấn phẩm của mình;
Về việc bảo tồn các điêu khắc kiến trúc, Hội nghị cho rằng việc gỡ tác phẩm điêu khắc ra khỏi khung vốn được tạo tác hữu cơ với nó là, về nguyên tắc, cần được can ngăn. Hội nghị khuyến nghị, để được thận trọng, cần bảo tồn các tác phẩm gốc ở tại chỗ, ở nơi nó đang tồn tại hoặc, trong trường hợp bất khả thi, tiến hành đổ khuôn.
VI. Kỹ thuật bảo tồn
Hội nghị hài lòng nhận thấy các nguyên tắc và kỹ thuật được trình bày trong các thông báo chi tiết đều khởi nguồn từ một xu hướng chung, đó là:
Nếu là phế tích, việc bảo tồn cần được tiến hành thận trọng tỉ mỉ, lần lượt đặt các bộ phận gốc tìm được vào đúng vị trí của chúng (anastylose) mỗi khi có thể làm được; những vật liệu mới cần dùng cho thao tác nàyphải luôn luôn được để lộ rõ có thể nhận ra được. Khi phế tích đã được khai quật lộ thiên mà việc bảo tồn nhận thấy là không thể tiến hành được, thì Hội nghị khuyến nghị là phế tích phải được lấp lại, tất nhiên là sau khi đã lên đầy đủ các bản ảnh, bản vẽ chính xác.
Cũng cần cho rằng đương nhiên là kỹ thuật khai quật và việc bảo tồn các di tích cổ đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà khảo cổ học và nhà kiến trúc.
Còn đối với những di tích khác, các chuyên gia đều nhất trí rằng, trước khi tiến hành mọi việc gia cố hoặc trùng tu bộ phận phải có sự phân tích sâu sắc tỉ mỉ các loại xâm hoại và tính chất xâm hoại trên các di tích. Các chuyên gia thừa nhận rằng mỗi trường hợp cần phải được phân tích riêng biệt.
VII. Bảo tồn di tích và Hợp tác quốc tế
a. Hợp tác kỹ thuật và tinh thần
Nhận thức được rõ ràng việc bảo tồn di sản khảo cổ và nghệ thuật của nhân loại là mối quan tâm và lợi ích chung của cộng đồng các quốc gia, những người canh giữ nền văn minh,
Hy vọng rằng các Nhà nước, hành động theo tinh thần Thoả ước của Hội Quốc liên (Covenant of the League of Nations), sẽ cùng nhau không ngừng mở rộng ngày càng cụ thể hơn sự hợp tác nhằm thúc đẩy việc bảo tồn các di tích nghệ thuật và lịch sử;
Mong đợi rất nhiều ở các tổ chức và hội đoàn hãy biểu thị cao nhất, mà không hề làm phương hại đến công luật quốc tế, mối quan tâm của mình đổi với việc bảo vệ các kiệt tác nghệ thuật, tiếng nói của văn minh, mà dường như đang đứng trước mối đe doạ sụp đổ;
Bày tỏ lòng mong muốn các Chính phủ hãy vui lòng gửi đến Tổ chức Hợp tác Tri thức (Intellectnal Cooperation Organization) các yêu cầu nhằm đạt đến mục đích nói trên;
Còn Uỷ ban Quốc tế Hợp tác Trí thức, sau cuộc điều tra của cơ quan Bảo tàng Quốc tế và sau khi đã thu thập được mọi thông tin thích hợp, đặc biệt là từ Uỷ ban Quốc gia Hợp tác Tri thức có liên quan, sẽ bày tỏ quan niệm của mình về các bước thích hợp cần phải tiến hành và về thủ tục cần phải tuân thủ cho mỗi trường hợp riêng rẽ.
Các thành viên Hội nghị, sau khi đã đến tham quan nhiều di chỉ khai quật và nhiều di tích cổ Hy Lạp trong quá trình làm việc và trong chuyến hải trình nghiên cứu được tổ chức trong dịp này, đã đồng tình bày tỏ lòng khâm phục chính phủ Hy Lạp, trong nhiều năm qua không chỉ tự mình đảm nhiệm triển khai nhiều công trình to lớn mà còn tiếp nhận sự hợp tác của các nhà khảo cổ học và chuyên gia đến từ nhiều quốc gia.
Các thành viên Hội nghị nhận thấy đây là một mẫu mực hoạt động chỉ có đóng góp thêm vào việc thực hiện mục đích hợp tác trí thức, điều mà các thành viên thấy là cần thiết trong quá trình làm việc của mình.
b. Vai trò của giáo dục trong việc tôn trọng ditích
Hội nghị khẳng định rằng sự bảo đảm hữu hiệu nhất cho vấn đề bảo tồn di tích lịch sử và công trình nghệ thuật phải là xuất phát từ lòng tôn trọng và gắn bó của chính bản thân dân chúng đối với di tích, công trình; Và nhận thức rằng tình cảm đó có thể được khuếch trương bằng một hành động thích đáng của các chức sắc công quyền;
Cho nên khuyến nghị các nhà giáo dục nên tạo cho trẻ em và thanh niên một ý thức không làm suy thoái biển dạng di tích dù nó đang ở tình trạng nào, và nên dạy bảo họ quan tâm nhiều hơn, chung hơn và rộng hơn đến việc bảo vệ các chứng tích cụ thể của mọi thời đại văn minh.
c. Lợi ích của việc lập tư liệu quốc tế
Hội nghị bày tỏ mong ước rằng:
1. Mỗi Nhà nước, hoặc các tổ chức được lập nênvà được thừa nhận có thẩm quyền về việc này, cho xuất bản một danh mục các di tích lịch sử quốc gia, có kèm theo ảnh và chú giải;
2. Mỗi Nhà nước lập các hồ sơ lưu trữ tập hợp tất cả tư liệu liên quan đến các di tích lịch sử của nước mình;
3. Mỗi Nhà nước sẽ gửi cho Cơ quan Bảo tàng Quốc tế các ấn phẩm về di tích lịch sử và nghệ thuật của mình;
4. Cơ quan này sẽ đăng tải trong các ấn phẩm của mình những bài viết về các quy trình và phương pháp tổng quát đã được sử dụng trong việc bảo tồn các di tích lịch sử;
5. Cơ quan sẽ nghiên cứu phương thức tốt nhất để sử dụng các thông tin đã được tập trung như nói trên