Đại Hội đồng ICOMOS, tại kỳ họp lần thứ 11 ở Colombo, Srilanca, từ 30-7 đến 7-8-1993
Xét thấyrằng tầm cỡ của di sản là bao trùm các khái niệm về ditích, cụm công trình và di chỉ (monuments, ensembles, sites);
Xét thấyrằng việc bảo toàn di sản đó đòi hỏi những hành động và cách xử lý rất đa dạng, và sự cần thiết phải có một quy tắc chung hướng dẫn việc thực thi;
Thừa nhận rằng nhiều ngành nghề khác nhau cần phải cộng tác với nhau trong khuôn khổ một quy tắc chung để thực thi việc bảo toàn, và cần phải có một cách giáo dục và đào tạo thích đáng để đảm bảo có được một kiến thức tốt và một hành động phối hợp hữu hiệu trong việc bảo toàn;
Ghi nhậnHiến chương Venice và chủ thuyết có liên quan của ICOMOS, và sự cần thiết phải cung cấp một hệ quy chiếu cho các cơ quan và các tổ chức tham gia vào việc phát triển các chương trình đào tạo, và để giúp đỡ xác định và xây dựng những chuẩn mực và tiêu chí thích đáng có thể đáp ứng được những yêu cầu văn hoá và kỹ thuật riêng ở mỗi cộng đồng hoặc vùng;
Chấp nhậnnhững nguyên tắc chỉ đạo sau đây, và khuyến nghị các nguyên tắc đó cần được phổ biến và thông báo cho các cơ quan, tổ chức và các chức sự có liên quan.
Mục tiêu của Nguyên tắc chỉ đạo
1. Mục tiêu của văn kiện nàylà nhằm thúc đẩy việc xác lập các chuẩn mực và các nguyên tắc về giáo dục và đào tạo trong việc bảo toàn các di tích, nhóm công trình và di chỉ đã được Công ước Di sản Thế giới 1972 xác định là di sản văn hoá. Vậy Di sản văn hoá là bao gồm các công trình xây dựng lịch sử, các khu vực và thành phố lịch sử, các di chỉ khảo cổ, và những di vật chứa đựng bên trong, và cả những cảnh quan lịch sử và văn hoá. Việc bảo toàn những tài sản đó, hiện nay và trong tương lai, là một vấn đề cấp bách.
Bảo toàn
2. Ngày nay việc bảo toàn di sản văn hoá đã được công nhận là bộ phận hợp nhất của sự nghiệp phát triển môi trường và văn hoá. Các chiến lược quản lý để có thể đứng được trước mọi sự biến đổi mà vẫn tôn trọng di sản văn hoá cần phải hội nhập việc bảo toàn vào các mục tiêu kinh tế và xã hội đương đại, kể cả với du lịch.
3. Mục đích của bảo toàn là kéo dài đời sống của di sản văn hoá và, nếu có thể, làm sáng tỏ các thông điệp mỹ thuật và lịch sử nằm trong di sản mà không làm mất tính xác thực và ý nghĩa của di sản. Bảo toàn là một hoạt động văn hoá, mỹ thuật, kỹ thuật và thủ công dựa trên các nghiên cứu có hệ thống về nhân văn và khoa học. Bảo toàn phải tôn trọng bối cảnh văn hoá.
Chương trình và các khoá giáo dục - đào tạo
4. Cần thiết phải có một cách tiếp cận toàn bộ tới di sản trên cơ sở đa nguyên và đa dạng văn hoá được các nhà chuyên nghiệp, các nghệ nhân và các nhà quản lý tôn trọng. Việc bảo toàn đòi hỏi phải có khả năng quan sát, phân tích và tổng hợp. Bảo toàn phải có một cách tiếp cận mềm dẻo mà thực dụng dựa trên một ý thức văn hoá, mà ýthức đó phải được phản chiếu trong mọi việc làm thực tế trong việc giáo dục và đào tạo thích đáng, trong phán xét minh mẫn, và trong mức độ hiểu biết được nhu cầu của cộng đồng. Hơn nữa, tính chất liên ngành của hoạt động này đòi hỏi phải có sự nhập cuộc của nhiều tài năng nghiệp vụ và thủ công.
5. Các công việc bảo toàn chỉ được trao cho những người thành thạo trong các hoạt động chuyên môn đó. Giáo dục và đào tạo phải tạo ra được một loạt các người chuyên nghiệp, các chuyên viên bảo quản có khả năng:
a. Đọc được một di tích, cụm công trình và di chỉ và xác định được ý nghĩa biểu tượng, văn hoá cũng như chức năng của di sản đó;
b. Hiểu được lịch sử và công nghệ xây dựng các di tích, cụm công trình và di chỉ để xác định được đặc tính của di sản đó, kế hoạch bảo toàn nó và lý giải được kết quả của việc nghiên cứu này;
c Hiểu được bối cảnh và khung cảnh của di tích, cụm công trình và di chỉ, trong mối quan hệ với các toà kiến trúc khác, với các công viên hoặc cảnh quan;
d. Tìm và phân tích mọi nguồn thông tin có thể có được thích hợp với di tích, cụm công trình hoặc di chỉ được nghiên cứu;
e. Hiểu và phân tích tính cách của các di tích, cụm công trình và di chỉ như thể là những hệ thống phức hợp;
f. Chẩn đoán những nguyên nhân hư nát từ bên trong và bên ngoài để có được những hoạt động giữ gìn thích dáng;
g. Kiểm tra và làm bản tường trình, được minh hoạ bằng nhiều cách như bản vẽ, sơ đồ, bản ảnh, để cho người đọc không phải là chuyên gia cũng nắm được;
h. Biết, hiểu và áp dụng được các công ước và khuyến nghị của UNESCO, các hiến chương, quy tắc và nguyên tắc đã được ICOMOS và những tổ chức khác công nhận;
i. Phát biểu những lới phán xét đúng mực dựa trên nguyên tắc đạo lý chung đã được thừa nhận, và biết nhận trách nhiệm gìn giữ tốt, lâu dài di sản văn hoá;
j. Biết nhận ra thời điểm cần phải có tư vấn để xác định phần việc cần phải làm đối với những chuyên gia khác nhau, ví như trong lĩnh vực tranh tường, điêu khắc và các đồ vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử, và/ hoặc trong trường hợp nghiên cứu vật liệu và các hệ thống xây dựng, tạo tác;
k. Tư vấn chuyên môn cho các chiến lược bảo quản, các chính sách quản lý, và khung chính sách về bảo vệ môi trường và bảo tồn các di tích và đồ vật bên trong, và các di tích;
l. Lập hồ sơ về công việc đã thực hiện và làm cho hồ sơ đó dễ được tiếp xúc;
m. Làm việc được trong các nhóm đa ngành và áp dụng được những phương pháp đã được công nhận;
n. Làm việc được với dân cư, các chức trách và các nhà quản lý để giải quyết những xung đột và xây dựng những chiến lược thích hợp với nhu cầu, khả năng và nguồn lực của địa phương.
Mục tiêu của các khoá giáo dục đào tạo
6. Điều cần thiết là phải truyền đạt được tinh thần, quy trình và kiến thức về bảo tồn cho mọi người có thể có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên di sản văn hoá.
7. Thực hành bảo toàn là một công việc liên ngành, do đó các khoá giáo dục đào tạo phải có tính đa ngành. Các nhà chuyên nghiệp, bao gồm cả các nhà khoa học và nghệ nhân chuyên ngành, dù đã có giấy chứng nhận nghiệp vụ cũng cần được đào tạo thêm để có thể trở thành chuyên gia về bảo toàn, và như vậy đối với ai muốn làm việc thành thạo trong môi trường lịch sử.
8. Chuyên gia về bảo toàn phải đảm bảo được rằng mọi nghệ nhân và đội ngũ làm việc trên di tích, cụm công trình hoặc di chỉ phải tôn trọng ý nghĩa của di sản đó.
9. Đào tạo về việc sẵn sàng ứng phó với tai hoạ và về các phương pháp hạn chế hư hại đối với di sản văn hoá, bằng cách củng cố và cải tiến các biện pháp phòng cháy và các biện pháp an toàn khác phải được đưa vào các khoá giáo dục và đào tạo.
10. Các nghề thủ công truyền thống là một nguồn lực văn hoá vô giá. Những nghệ nhân vốn đã có một tay nghề cao phải được tiếp tục đào tạo về công tác bảo toàn qua việc cung cấp kiến thức về lịch sử ngành nghề của họ, những nét lớn về văn hoá của từng thời kỳ, lý thuyết và thực hành của việc bảo toàn dựa trên các hồ sơ tư liệu. Nhiều kỹ năng, kỹ xảo nổi tiếng trong lịch sử cần được lên hồ sơ và phục hồi.
Tổ chức giáo dục và đào tạo
11. Có nhiều phương pháp để thực hiện tốt những yêu cầu về giáo dục và đào tạo. Có khác nhau giữa các phương pháp là do truyền thống và pháp chế, cũng như do bối cảnh hành chính và kinh tế của mỗi vùng văn hoá. Những cuộc trao đổi tích cực về tư tưởng và quan niệm giữa các viện nghiên cứu cấp quốc gia và cấp quốc tế về các cách tiếp cận mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cần phải được khuyến khích. Một mạng lưới công tác giữa các cá nhân và giữa các cơ quan là thiết yếu cho sự thành công của việc trao đổi này.
12. Việc giáo dục và tính nhạy cảm đối với công cuộc bảo toàn phải bắt đầu từ trường phổ thông, tiếp tục ở bậc đại học và cao hơn nữa. Những cơ sở này có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cảm quan và văn hoá - nâng cao khả năng đọc và hiểu các yếu tố của di sản văn hoá - chuẩn bị về mặt văn hoá cho các nghiên cứu sinh muốn chuyên sâu vào giáo dục và đào tạo. Việc thực tập các kỹ thuật nghề thủ công cần phải được khuyến khích.
13. Những khoá bổ túc nghiệp vụ tiếp nối có thể bổ sung cho việc giáo dục cơ bản và việc đào tạo các nhà chuyên nghiệp. Những khoá bổ túc dài hạn là một phương pháp hữu hiệu cho việc giáo dục cao học, và rất hữu dụng trong các trung tâm đô thị lớn. Những khoá ngắn hạn có thể góp phần vào việc mở rộng tư duy, song không truyền đạt được các kỹ thuật hoặc một hiểu biết thấu đáo về bảo toàn. Những khoá này có thể giúp giới thiệu các khái niệm và kỹ thuật bảo toàn trong việc quản lý môi trường xây dựng và thiên nhiên và nội dung của môi trường đó.
14. Những người tham gia các khoá chuyên hoá phải có một trình độ cao, và trên nguyên tắc đã qua giáo dục và đào tạo thích đáng và phải có kinh nghiệm nghiệp vụ thực tiễn. Các khoá cho chuyên viên phải là đa ngành với những môn cơ bản cho mọi người tham gia và những môn lựa chọn để phát triển khả năng và hoặc để lấp vào những khoảng trống trong giáo dục và đào tạo đã hấp thụ trước đó. Để hoàn chỉnh việc giáo dục và đào tạo chuyên gia bảo toàn, một thời gian thực tập nội trú là cần thiết để có được kinh nghiệm thực tiễn.
15. Mỗi nước hoặc mỗi vùng cần được khuyến khích tạo dựng lên ít nhất là một viện hướng nghiệp rộng rãi để giáo dục và đào tạo những khoá chuyên ngành. Phải mất nhiều thập niên để dựng lập được một trung tâm bảo toàn có đầy đủ năng lực. Cho nênnhững biện pháp ngắn hạn là cần thiết, kể cả những biện pháp đề xướng ra những chương trình hoàn toàn mới trên cơ sở những chương trình hiện tồn. Những cuộc trao đổi giáo viên, chuyên gia và sinh viên ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế cần phải được khuyến khích. Việc đánh giá định kỳ các chương trình đào tạo của các nhà chuyên nghiệp về bảo toàn là một việc tối cần thiết.
16. Nguồn lực cần thiết cho các khoá chuyên gia có thể bao gồm, ví như:
a. Một số lượng thoả đáng người tham gia có trình độ theo yêu cầu, lý tưởng là trong khoảng 15 đến 25;
b. Một người điều phối làm việc suốt khoá có sự hỗ trợ đầy đủ về hành chính;
c. Các giảng viên có kiến thức lý thuyết vững chắc và kinh nghiệm thực hành về bảo toàn và khả năng giảng dạy;
d. Trang thiết bị và tiện nghi đầy đủ, bao gồm phòng họp có trang bị phương tiện nghe - nhìn, video, v.v, phòng ảnh, phòng thí nghiệm, phòng hội thảo, phòng nhân viên;
e. Thư viện và trung tâm tư liệu có các tác phẩm quy chiếu, những tiện nghi cho việc nghiên cứu khoa học, và mạng thông tin vi tính sử dụng được;
f. Một phạm vi kế cận có các di tích, cụm công trình và di chỉ.
17. Việc bảo toàn phụ thuộc vào hồ sơ tư liệu thoả đáng để hiểu được di tích, cụm công trình và di chỉ và các khung cảnh tương ứng. Mỗi nước cần phải có một viện nghiên cứu và lưu trữ để lập hồ sơ di sản văn hoá của mình và mọi công việc bảo toàn có liên quan đến di sản đó. Các khoá cần được vận hành trong phạm vi trách nhiệm lưu trữ đã được xác định ở cấp quốc gia.
18. Lệ phí đăng ký học hoặc ăn ở đối với những người tham gia mà đang ở trong ngành và có giữ một số trách nhiệm, thì có thể cần có những khoản tài trợ đặc biệt.