Xây dựng đền thờ Lạc Long Quân - Âu cơ Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Giới thiệu về Đền Âu Cơ - Khu di tích lịch sử Đền Hùng Truyền thuyết và sử cũ có đề cập: Đền Mẫu Âu Cơ thờ Bà, nơi Bà hóa Tiên bay về trời; Đền Hùng thờ các Vua Hùng, trong đó có Lạc Long Quân, chồng Bà Âu Cơ; Đền Lăng Xương thờ Bà Âu Cơ nơi Bà được sinh ra.
Theo Thần tích của Đền thờ thì dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức ( 1465 ), vua Lê đã sai giám Quốc Sư đến Hiền Lương phong Thần, cấp tiền xây dựng Đền thờ Mẫu Âu Cơ. Ngôi Đền thờ Tổ Mẫu có từ đó. Đền trông hướng chính Nam, bên trái có giếng Loan, bên phải có giếng Phượng, phía trước Đền có ao sen, sông Hồng như dải lụa đào bao quanh. Ngôi Đền nằm dưới tán cây đa cổ thụ, trên một vùng bình địa rộng lớn, sát cạnh quốc lộ 32C, nối các tỉnh phía Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và cả nước nên càng tăng thêm tính tôn nghiêm và sự thu hút với khách thập phương.
Ở góc độ kiến trúc, có lẽ người ta quan tâm nhiều hơn đến gian trong cùng của ngôi Đền. Tại đây có gian thượng cung thờ cao 2,2m, bên trên có khám thờ lồng kính 3 mặt trong đặt tượng Mẫu Âu Cơ. Diềm khám thờ được chạm hoa văn tứ quý ( Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Tượng Mẫu Âu Cơ ( có niên đại khỏang 540 năm ) cao 0,95m ngồi uy nghiêm trên ngai. Mẫu Âu Cơ mặc áo đỏ, yếm trắng, đầu đội mũ, gương mặt đức độ, hiền từ, một tay cầm viên ngọc, tay kia để trên đầu gối trông thật mềm mại, thư thái. Ngoài tượng Mẫu là cổ vật linh thiêng. Ngôi Đền còn lưu giữ được những bức chạm gỗ quý giá, tượng Đức Ông, Long Ngai, Khánh thờ mà các nhà khoa học nhận định đó là những tiêu bản của nền nghệ thuật đương đại.
Năm 1991, Đền Mẫu Âu Cơ chính thức được Bộ VHTT cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Đây là mốc lịch sử quan trọng để nhân dân trong vùng và khách thập phương có dịp nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của ngôi Đền thờ Quốc Mẫu. Đền Mẫu Âu Cơ đã được các cấp chính quyền và đồng bào thập phương công đức, dành sự đầu tư chỉnh trang và đến nay đã được Nhà nước quy họach xây dựng, quản lý xứng với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử , thỏa mãn ước nguyện của đồng bào.
Hàng năm, vào dịp sau Tết Nguyên đán ( 7/1 âm lịch- Ngày Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ ) và Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, Đền Mẫu Âu Cơ thu hút một lượng khách không chỉ trong mà cả ngoài nước về bái lễ, tưởng nhớ công đức của Tổ Mẫu, mong được Thánh Mẫu ban phúc lành, trở thành điểm hội tụ về nguồn của khách thập phương.

Theo Vna

- Công trình: Xây dựng đền thờ Lạc Long Quân - Âu cơ Khu di tích lịch sử Đền Hùng

- Địa điểm: Khu di tích lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ

- Hạng mục: Nhà đền thờ chính, nhà tả, hữu vu:

+ Thời gian thực hiện: 2001

- Hạng mục: Nhà bia, trụ biểu, tứ trụ, nhà vệ sinh

+ Thời gian thực hiện: 2/2002 - 3/2003

- Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng ngành văn hoá TT-TT Phú Thọ

- Đơn vị thi công: Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá Trung ương

- Chỉ huy trưởng công trình: KS Phạm Văn Phú - Phó tổng giám đốc Công ty