Tư vấn giám sát gói thầu nội thất trưng bày Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 19 tháng 9 năm 2018, tại hội trường Bảo tàng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tiến hành lễ khởi công dự án: Trưng bày nội thất nhà bảo tàng tỉnh. Tham dự tại buổi lễ có các lãnh đạo của Bảo tàng tỉnh, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh cùng các nhà thầu có liên quan. Nhà thầu thiết kế: Công ty CP mỹ thuật Trung Ương. Nhà thầu giám sát: Công ty CP Tu bổ di tích Trung Ương - Vinaremon. Nhà thầu thi công: Công ty CP xây dựng và phục chế công trình văn hóa.

Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Ông: Trần Văn Khanh - Tổng giám đốc Công ty CP Tu bổ Di tích Trung Ương - Vinaremon phát biểu tại buổi lễ

 

CÁC KHÔNG GIAN TRƯNG BÀY – NHỮNG ĐIỂM NHẤN

1. Tầng trệt

Không gian tầng trệt chia làm 2 phần: Tiền sảnh và Đại sảnh

  • Tiền sảnh

- Trung tâm là Khối đèn điêu khắc nghệ thuật Hình tượng một đàn chim lạc và sóng biển ( chất liệu thủy tinh Falê màu vàng, trắng nhiều kích thước khác nhau ) chiếm hết 2/3 chiều cao tiền sảnh, ban ngày lấy ánh sáng tự nhiên, ban đêm sử dụng ánh sáng đèn chiếu nghệ thuật.

- Không gian đón tiếp, quầy lưu niệm và giữ đồ ( của khách)

  • Đại sảnh

- Sa bàn lớn, cung cấp thông tin về hành chính, giao thông, di tích lịch sử văn hóa; sự kiện lịch sử tiêu biểu; danh thắng; làng nghề; dàn khoan; bến cảng, khu chế xuất/ công nghiệp….

- Trần sa bàn: bầu trời tròn, ánh sáng rực rỡ, dịu mát của gió biển, cho cảm giác ban ngày 24/24 giờ ( sa bàn có đường kính chỉ bằng 2/3 bầu trời)

- Phần trưng bày Nhất thời và Chuyên đề ( trưng bày một số bộ sưu tập độc đáo như: Cổ vật, sưu tập vũ khí cổ… của các nhà sưu tập tư nhân. Kết hợp trưng bày ngắn hạn phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh theo từng thời điểm).

  • Dừng chân và giải khát: Được bố trí ở không gian bên ngoài trời, tiếp cận trực tiếp với sảnh Đón tiếp.

2. Lầu 1 ( S=900m2)

  • Phần I. Đất nước – con người Bà Rịa – Vũng Tàu (443m2)

- Mục tiêu tổng quát: Tái hiện, giới thiệu đặc điểm tự nhiên và đời sống các cộng đồng dân cư tiêu biểu trong tỉnh.

- Yêu cầu thể hiện: mẫu hiện vật ( tài nguyên thiên nhiên); tài liệu khoa học phụ: hình ảnh, sơ đồ, bản đồ, mô hình, âm thanh; tập trung thể hiện điểm nhấn ấn tượng nhưng đưa lại được cái nhìn toàn diện cho du khách.

- Nội dung trưng bày:

+ Sơn thủy hữu tình ( núi rừng, sông biển, đồng bằng); các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+ Cảnh quan thiên nhiêu tiêu biểu ( điểm nhấn lợi thế): Rừng Bình Châu, Phước Cửu, suối nước nóng

  • Tổ hợp bảo tồn thiên nhiên hải đảo ( Côn đảo: San hô, cỏ biển, bò biển, rùa biển, thảm thực vật)

. Tài nguyên khoáng sản: dầu, khí; tài nguyên biển

. Tài nguyên danh thắng: các bãi tắm, cảnh quan đặc trưng

+ Các cộng đồng tiêu biểu xưa- nay ( điểm nhấn văn hóa xã hội đặc trưng)

. Khái quát về diện tích, thành phần dân tộc, ngành nghề, đơn vị hành chính, dân số qua các thời kỳ ..vv…

  • Tổ hợp sinh hoạt gia đình và sinh hoạt cộng đồng Châu ro
  • Tổ hợp sinh hoạt gia đình và sinh hoạt cộng đồng người Kinh ( Việt)
  • Phần II: Bà Rịa – Vũng Tàu  thời Tiền sử ( 156m2)

- Mục tiêu tổng quát: Giới thiệu tổng quát lịch sử vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu thời tiền sử thông qua hiện vật gốc và tài liệu khoa học phụ.

- Yêu cầu thể hiện: Trưng bày hiện vật gốc theo di tích Khảo cổ học, dùng tài liệu khoa học phụ để minh họa.

- Nội dung trưng bày:

+ Bản đồ Khảo cổ học Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Nhà sàn, di tích Khảo cổ học Bưng Bạc, Bưng Thơm

  • Tổ hợp khu mộ vò, di tích Khảo cổ học Long Sơn

+ Chế tác công cụ, di tích Khảo cổ học biển đảo ( Hòn Cau, Hòn Bà, Cồn Hải Đăng…).

+ Trống đồng Đông Sơn ( phát hiện tại Vũng Tàu)

( và Dấu tích, hiện vật văn hóa Óc Eo trên vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu)

  • Phần III: Bà Rịa – Vũng Tàu thời khẩn hoang mở đất lập làng đến giữa thế kỷ XIX (301m2)

- Mục tiêu tổng quát: Giới thiệu lịch sử vùng đất trước khi người Việt tới, làm nổi bật vai trò vùng đất cửa ngõ, vùng đất trung chuyển Bà Rịa – Vũng Tàu trong qua trình người Việt tiến xuống phương Nam, nhấn mạnh vị thế lịch sử, kinh tế, văn hóa Bà Rịa – Vũng Tàu suốt chiều dài lịch sử mở đất mở nước…

- Yêu cầu chung: Trưng bày hiện vật gốc kết hợp tài liệu khoa học phụ, mô hình… minh họa làm nổi bật mục tiêu.

- Nội dung trưng bày:

+ Các dấu tích lịch sử thời mở đất:

. Bàu Thành; đồn lũy Phước Tứ, Phước Thuận; câu chuyện công nương Ngọc Vạn và dinh điền Mô Xoài…

. Khai hoang lập làng: các đơn vị hành chính; địa danh Mô Xoài – Bà Rịa; tình hình dân cư… Sự hình thành và phát triển các trung tâm hình chính và vùng thị tứ Long Điền; Bà Rịa; Vũng Tàu..v.v..

+ Đời sống kinh tế:

  • Tổ hợp các ngành nghề, lao động sản xuất

. Nghề nông: khai phá – cải tạo ruộng đồng, lấy nước sông Xích Lam ( Lộc An), các giống lúa tốt ( Nanh chồn…), vườn rẫy vùng đất cao .v.v..

. Nghề ngư: các làng cá, sáng tacọ cách thức đánh cá; tri thức dân gian độc đáo hiếm có về nghề cá ( Phước Hải, Long Hải, Phước Tỉnh, Thắng Nhất – Nhì – Tam Vũng Tàu)…

. Nghề thủ công: trồng dâu dệt lụa, dệt lãnh ( lãnh đen Hắc Lăng – Tam An, Bà Rịa nổi tiếng trong nam ngoài bắc); nghề rèn Đất Đỏ; nghề đúc đồng Long Điền; chế biến lương thực: các loại rượu, các loại bánh, bún; chế biến hải sản: các loại khô, mắm; nghề làm muối ( ở Vũng Vằng, Chờ Bến- Bà Rịa nổi tiếng trong nước và sang tới Cambodia)…

. Cảng biển và trung tâm thương mại, phố thị ( sa bàn- mô hình): Cảng Chợ Bến và trung tâm thương mại chợ Bến; chợ Long Điền; chợ Bà Rịa; cảng – chợ Bến Đình ( Vũng Tàu)

+ Đời sống văn hóa ( sinh hoạt văn hóa cộng đồng):

. Những ngôi chùa, đình, đền, miếu tiêu biểu ( sớm nhất và ảnh hưởng trong vùng); sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng.

. Sáng tác, sáng tạo văn hóa nghệ thuật của nhân dân (và những nhân vật cụ thể)

. Tín ngưỡng, lễ hội dân gian

. Diễn xướng dân gian ( các hình thức và nghệ nhân quá khứ).

+ Vai trò, vị trí quân sự của Bà Rịa – Vũng Tàu trong lịch sử:

. Đồn binh Ba Rịa ( để lại địa danh núi Dinh, sông Dinh…): bảo vệ biên giới, hải đảo thời mở đất…

. Các pháo đài ven biển ( Phong hỏa đài, pháo đài Phước Thắng,; các dịch trạm Thuận Biên; Phước Lễ…); các trận hải chiến ở Cửa Lấp, Vũng Tàu: quân Tây Sơn – Nguyễn Ánh; bảo vệ thuyền buôn, chống hải tặc cửa biển…Các trận đánh bảo vệ Côn Đảo trước thực dân phương Tây thời chúa Nguyễn…

  • Kho bảo quản: 70m2
  • Những điểm nhấn của lầu 1

- Tổ hợp khu bảo tồn thiên nhiên Côn Đảo:

Đây là hộp hình lớn đặc tả cảnh lòng biển với các sinh vật và hệ sinh thái đặc trưng dưới lòng biển. Sử dụng hiệu ứng ánh sáng đặc biệt để tăng tính hiện thực và sinh động của hệ sinh thái đặc biệt này. Kèm theo đó là âm thanh nổi: tiếng sóng biển, tiếng các sinh vật biển…

- Cảnh quan rừng nguyên sinh ngập mặn:

Diển tả lát cắt qua rừng nguyên sinh ngập mặn, nhìn thấy cả phần trên và phần dưới mặt nước ( rễ cây, bùn đất, hệ sinh vật thủy sinh ). Phần trên gồm các loại thực vật và động vật đặc trưng của rừng ngập mặn ( có cả bản trích và Album điện tử tra cứu đi kèm).

Hình ảnh khu rừng được chiếu sáng giống như ánh sáng tự nhiên trong rừng. Kèm theo đó là các âm thanh đặc trưng thường gặp trong rừng ngập mặn, tạo cho người xem có cảm giám như đang hiện hữu ( hòa vào) trong rừng tự nhiên.

- Tổ hợp dân tộc Kinh, Châu Ro:

Những tổ hợp này mô tả những nét đặc sắc trong văn hóa ở của các dân tộc với những đặc trưng kiến trúc không thể lẫn được. Tổ hợp trưng bày người Kinh sẽ tái hiện một góc không gian tiếp khách trong nhà, mang dánh dấp ngôi nhà cổ huyện Long Điền, Đất Đỏ.

Nhà sàn của người dân tộc Châu Ro với đặc trưng là sàn thấp, khung bằng gỗ, mái lợp lá…Trước nhà có các Tượng người Châu Ro mặc sắc phục dân tộc. Người xem có thể vào trong nhà khám phá cách bài trí và nhiều vật dụng sinh hoạt quen thuộc, sống động của người Châu Ro.

- Tổ hợp di tích khảo cổ học Long Sơn

Tái tạo hố khảo cổ Mộ Vò. Mặt sàn bằng kính trong suốt, người xem có thể nhìn xuống hố khai quật nhìn thấy rõ những mộ vò còn nằm trong đất cùng với kỹ xảo chiếu sáng người xem sẽ có những cảm nhận chưa bao giờ có.

- Tổ hợp các ngành nghề truyền thống: đúc đồng, nghề rèn, nghề nông, nghề đánh bắt cá, làm muối: người xem có thể nhận biết về các nghề này thông qua quan sát trực tiếp thao tác, phương tiện, công cụ, công nghệ…sản xuất, đánh bắt thủy hải sản của những cư dân khai phá vùng đất này.

2. Lầu 2 ( S=1.110m2)

Nội dung trưng bày: Phần IV: Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 1859-1975

  • Chủ đề 1: Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 1859-1930 ( diện tích: 420m2)

- Mục tiêu tổng quát: Giới thiệu lịch sử Bà Rịa – Vũng Tàu từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến trước ngày Đảng CSVN ra đời. Nội dung trưng bày chủ yếu thiên về khía cạnh lịch sử.

- Yêu cầu chung: Trưng bày hiện vật kết hợp tài liệu khoa học phụ ( hình ảnh, bản đồ, bản vẽ, sa bàn – mô hình….) thấy được quá trình lịch sử từ những sự kiện tiêu biểu – điểm nhấn trong thể hiện trưng bày.

- Nội dung trưng bày:

+ Nhân dân Bà Rịa – Vũng Tàu những ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược

  • Tổ hợp trận đánh Pháp đầu tiên trên đất Nam kỳ của quân, dân Bà Rịa – Vũng Tàu tại pháo đài Phước Thắng ( Vũng Tàu)

+ Trần đánh Pháp cuối cùng của đồn binh Bà Rịa (2-1862) khép lại vai trò của nhà Nguyễn chống Pháp ở miền Đông ( kết thúc bằng Hiệp ước Nhâm Tuất, ngày 5-6-1862, nhượng 3 tỉnh miền Đông cho Pháp).

+ Các phòng trào yêu nước chống Pháp khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng: phòng trào Trương Định ở Long Xuyên, Long Kiên, Long Lập, Long Nhung ( Hòa Long, Long Phước, Long Tân…ngày nay); phong trào Cần Vương; phong trào đấu tranh của tù khổ sai, người lao động Vũng Tàu; Hội kín của những người theo đạo Ông Trần….

+ Các công trình có một không hai thực dân Pháp trên vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu

. Thực dân Pháp xây dựng nhà tù Côn Đảo (1862), xây dựng địa ngục trần gian giữa biển khơi Bà Rịa – Vũng Tàu.

. Tuyến phòng thủ của biển – trận dại pháo cỡ lớn nhất Việt Nam  của thực dân Pháp ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Tình hình kinh tế - xã hội Bà Rịa – Vũng Tàu trước 1930

  • Tổ hợp về đồn điền cao su và đời sống công nhân

. Pháp khai thác thuộc địa trên vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu: xây cảng, đồn binh, đô thị nghỉ dưỡng…

. Sự biến động về dân cư, sự ra đời và phát triển của công nhân, người lao động làm thuê…

  • Chủ đề 2: Bà Rịa – Vũng Tàu đấu tranh chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, 1930-1954 ( diện tích: 285,2m2)

- Mục tiêu tổng quát: Giới thiệu lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Bà Rịa – Vũng Tàu từ ngày có Đảng: kiên cường, vượt khó, quả cảm , giành chính quyền về tay nhân dân và chín năm kháng chiến trường kỳ thắng lợi.

- Yêu cầu chung: Thể hiện được tính toàn diện của lịch sử; trưng bày hiện vật gốc kết hợp tài liệu khoa học phụ: sa bàn, hình ảnh ( tĩnh và động ); bản đồ; bảng diễn giải nội dung…

- Nội dung trưng bày:

+ Đảng CSVN lãnh đạo cách mạng Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ra đời tại làng chài Phước Hải (1934)

+ Phong trào công nhân cao su; xây dựng lực lượng giành chính quyền

+ Giành chính quyền về tay nhân dân ở Bà Rịa – Vũng Tàu tháng 8-1945.

. Tại Bà Rịa

. Tại Vũng Tàu

+ Đảng bộ, quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp

+ Xây dựng căn cứ kháng chiến: Căn cứ kháng chiến Xuyên Phước Cơ

+ Xưởng quân khí miền Đông Nam Bộ

+ Những trận đánh tiêu biểu ( trận Đồn Nhà Máy Nước, 1949; trận tập kích Trung tâm An dưỡng sĩ quan Pháp, 1952; các trận đánh trên quốc lộ 15/51, đánh tàu trên sông Thị Vải…); phòng trào quần chúng tiêu biểu…

+ Những tấm gương và chiến công tiêu biểu: Anh hùng Lê Thành Duy, Dương Văn Mạnh, Võ Thị Sáu….

  • Chủ đề 3: Bà Rịa – Vũng Tàu kháng chiến chống Mỹ, 1954-1975( diện tích: 345,8m2)

- Mục tiêu tổng quát: Giới thiệu lịch sử cuộc kháng chiến hào hùng chống đế quốc Mỹ của nhân dân Bà Rịa – Vũng Tàu; làm nổi bật những đóng góp tiêu biểu của nhân dân Bà Rịa – Vũng Tàu vào sự nghiệp thống nhất đất nước.

- Yêu cầu chung: Chọn sự kiện nổi bật nhưng khi thể hiện khái quát được tính toàn diện của lịch sử ( vai trò của Đảng, sự tham gia của các giai tầng xã hội, các lực lượng kháng chiến…); chủ yếu hiện vật gốc, hình ảnh tĩnh và động; sa bàn điện (remote điều khiển)…

- Nội dung trưng bày:

+ Tổ hợp trường Văn Lương

+ Bến Lộc An và đoàn tàu “ Không số”

  • Tổ hợp địa đạo Long Phước ( cùng hệ thống địa đạo Hắc Dịch, Kim Long)

+ Căn cứ Minh Đạm, Căn cứ Núi Dinh

+ Các cơ sở cách mạng ( hầm bí mật, cơ sở cách mạng trong lòng địch ) và phong trào quần chúng chống Mỹ - ngụy…

  • Tổ hợp chiến thắng Bình Giã

+ Các trận đánh tiêu biểu trên đất, trên sông, trên biển ( chiến thắng Tầm Bó – trận đánh quân đội viễn chinh Mỹ đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ; đánh tàu trên sông, đặc công rừng Sác; sân bay Vũng Tàu)…

+ Trận Núi Đất – Long Tân ( còn gọi trận Long Tân, trận lớn nhất của quân đội Úc trên chiến trường miền Nam) và sự thất bại của hàng rào lá chắn Úc.

+ Chế độ lao tù và phong trào đấu tranh tại Nhà tù Côn Đảo.

+ Giải phóng Bà Rịa – Vũng Tàu 30-4-1975 ( tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Côn Đảo).

+ Những tấm gương tập thể và cá nhân tiêu biểu trong kháng chiến chống Mỹ ( những tấm gương tiêu biểu; Tỉnh đội Bà Rịa – Long Khánh; tiểu đoàn 445; Đoàn Văn công Bà Rịa – Long Khánh.v.v..)

 

  • Kho bảo quản: 70m2
  • Những điểm nhấn

- Chủ đề 1:

+ Tổ hợp trận chiến pháo đài Phước Thắng: Tổ hợp mỹ thuật miêu tả trận chiến mở đầu của thực dân Pháp. Mặt biển dậy sóng, khói đen bao phủ bầu trời. Âm vang thần công. Giáp lá cà trên biển. Thế áp đảo về hỏa lực từ các chiến hạm liên quân Pháp – Tây Ban Nha và ý chí quyết tử của quân dân Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Phòng tuyến bảo vệ ven biển của thực dân Pháp ( những cỗ pháo lớn, trận địa, thể hiện vị trí quân sự Bà Rịa – Vũng Tàu).

+ Tổ hợp rừng cao su: Tổ hợp mỹ thuật đặc tả cảnh làm việc cực nhọc và cuộc sống bị bóc lột tàn tệ của phu đồn điền cao su ( một trong hai lực lượng hình thành giai cấp công nhân ở VN) ở nơi được mệnh danh là “ đi dễ khó về”.

- Chủ đề 2:

+ Chi bộ Đảng ra đời và làng chài Phước Hải.

+ Xưởng quân khí miền Đông Nam Bộ.

- Chủ đề 3:

+ Trường Văn Lương: Dạy và học truyền thống yêu nước, ngọn lửa truyền thống trong sự kiểm soát gắt gao của chính quyền Mỹ - Diệm; đào tạo những người con yêu nước và lãnh đạo cách mạng Bà Rịa – Vũng Tàu…( khai thác hình ảnh, âm thanh sôi động)…

+ Tổ hợp Địa đạo Long Phước: diễn tả những lát cắt của địa đạo trong lòng đất và tái hiện một đoạn đường hầm trong địa đạo, kết hợp với tượng sáp miêu tả cảnh sinh hoạt và chiến đấu. Cho người xem cảm nhận và hiểu được một trong những kỳ quan, sự sáng tạo, kiên cường, bất khuất…của người dân Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước…

+ Tổ hợp chiến thắng Bình Giã: tái hiện chiến dịch; sự chuẩn bị, đóng góp sức người, sức của, nhất là công tác hậu cần cho chiến dịch của quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu; sa bàn điện, hình ảnh động, khai thác âm thanh, ánh sáng…

+ Tổ hợp Chuồng cọp Nhà tù Côn Đảo: mô hình chuồng cọp, tái hiện sinh hoạt và sự đày ảitra tấn tù nhân ( khai thác âm thanh, tiếng động)…

3. Lầu 3( S=845.5m2)

Nội dung trưng bày: Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ 1975 đến nay và giới thiệu sưu tập cổ vật khai quật trong vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu. Chú trọng làm nổi bật những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và vị thế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ khi thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập đến nay.

Phần V: Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ 1975 đến nay

  • Chủ đề 1: Thời kỳ 1975-1985 ( Diện tích: 68.5m2)

- Mục tiêu tổng quát: Giới thiệu quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục – phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng. Những thành tựu nổi bật trên các mặt trong thời kỳ.

- Yêu cầu chung: Trưng bày hiện vật gốc và hình ảnh minh họa.

- Nội dung trưng bày:

+ Những khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội do hậu quả chiến tranh để lại.

+ Những thành tựu tiêu biểu bước đầu về kinh tế, văn hóa – xã hội…

+ Trấn áp sự chống phá của lực lượng phản động sau giải phòng ( tại Long Diền, Đất Đỏ, Long Sơn)..

  • Chủ đề 2: Thời kỳ Đổi mới, thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, 1986 đến nay ( Diện tích: 69m2)

- Mục tiêu tổng quát: Giới thiệu quá trình thực hiện và thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chú trọng giới thiệu những thành tựu về xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng, những công trình tiêu biểu, sự thay đổi đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Yêu cầu chung: Trưng bày hiện vật gốc và tài liệu khoa học phụ: gồm hình ảnh ( tĩnh và động), biểu đồ; tận dụng tối đa chiều cao đai trưng bày để thể hiện hình ảnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm gây hiệu ứng mạnh, bao trùm về sự thay đổi da thịt từng ngày…

- Nội dung trưng bày:

+ Các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh: chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa – xã hội….

+Thành tựu xây dựng và phát triển

. Thành tựu xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị

. Những công trình tiêu biểu

. Thành tựu nông nghiệp và cây công nghiệp

. Đời sống kinh tế và văn hóa của nhân dân

+ Thành tựu an ninh quốc phòng biển đảo

. Các chiến công

. Nhà dàn DK1 ( trước đây và hiện nay)

  • Chủ đề 3: Thành tựu kinh tế biển ( Diện tích 328m2)

- Mục tiêu tổng quát: Giới thiệu thành tựu nổi bật về những ngành nghề kinh tế biển là thế mạnh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nội dung trưng bày Chủ đề 3 này phải thể hiện được sự tiếp nối, không tách rời từ Chủ đề 2, nhưng cách trưng bày hiện đại, mạnh mẽ, để lại ấn tượng bởi sự trỗi dậy và quyết tâm vươn ra biển lớn của Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Yêu cầu chung: Trưng bày hiện vật gốc kết hợp tài liệu khoa học phụ hiện đại ( trang trí đai trưng bày, mô hình, sơ đồ [ biểu diễn động]…)

- Nội dung trưng bày:

+ Sự trỗi dậy của nghề biển truyền thống

. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản ( sự đa dạng trong đánh bắt, nuôi trồng, chế biến – cách thức, phương tiện; sự phát triển của nghề đóng tàu)…

. Quá trình đô thị hóa của các làng cá;

. Thành tựu thủy sản.

  • Tổ hợp về du lịch

. Truyền thống hoạt động du lịch lâu đời (đô thị du lịch, khu du lịch từ cuối thế  kỷ 19: Vũng Tàu, Long Hải: các khách sạn sớm nhất; các loại hình dịch vụ qua các thời kỳ: trưng bày hiện vật gốc, hình ảnh)…

. Văn hóa – du lịch biển ( các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, tắm biển, nghỉ dưỡng, thăm quan di tích thắng cảnh, lễ hội , về nguồn; các hoạt động, các sản phẩm thu hút và phục vụ khách du lịch)…

.Thành tựu du lịch

+ Cảng nước sâu

+ Các khu chế xuất/ công nghiệp

  • Tổ hợp công nghiệp dầu – khí ( thăm dò, khai thác, thành tựu, hệ thống nhà máy, dàn khoan…)

+ Các  danh hiệu thi đua của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 1930 đến nay.

+ Hình ảnh các thế hệ lãnh đạo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua các thời kỳ.

Phần VI: Sưu tập cổ vật từ biển Bà Rịa – Vũng Tàu ( diện tích:380m2)

- Mục tiêu tổng quát: Biển Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong hải trình quốc tế, suốt nhiều thế kỷ các thuyền buôn đông – tây, bắc – nam qua lại trên vùng biển này, có nhiều chiếc bị đắm, nhiều cổ vật lưu giữ hàng trăm năm trong nước biển vừa được phát hiện, khai quật gần đây. Việc trưng bày giời thiệu bộ sưu tâọ cổ vật từ biển ( là hàng hóa, vật dụng, vũ khí) không chỉ khẳng định vị trí biển Bà Rịa – Vũng Tàu trong giao thương quốc tế xưa nay mà còn tạo ra một phòng trưng bày khác biệt, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Đây là một lợi thế hiếm có của một bảo tàng cấp tỉnh, lại là tỉnh có thế mạnh du lịch.

- Yêu cầu chung: Trưng bày hiện vật gốc, tạo sự khác biệt, cổ điển trong không gian trưng bày; tài liệu khoa học phụ sinh động, cuốn hút, tạo dấu ấn sâu sắc cho du khách trước khi rời bảo tàng.

- Nội dung trưng bày:

+ Cổ vật Hòn Cau

+ Súng thần công ( từ biển)

+ Những cổ vật khác từ biển ( chủ yếu chỉ trưng bày cổ vật từ biển, những cổ vật khác sử dụng trưng bày chuyên đề).

  • Kho bảo quản: 70m2
  • Những điểm nhấn

- Các Tổ hợp liên hoàn các thế mạnh của Bà Rịa – Vũng Tàu thể hiện bằng một phông nền lớn diễn tả cảnh biển trời bao la được làm nền chung. Ở mỗi chủ đề có những thể khối và hình ảnh lớn nêu bật đặc trưng riêng của chủ đề. Đường viền ven bờ uốn lượn mềm mại theo những đường cong. Người xem luôn có cảm giác đứng trước biển với những hình ảnh hoành tráng cho họ cảm nhận về một khí thế vươn lên, vươn xa mạnh mẽ và một tương lai vô cùng rộng mở.

Ở phía tường đối diện ( phía lan can thang) là tường kính trong hiện lên những hình ảnh với nhiều màu sắc rực rỡ. Người xem vẫn có thể nhìn xuyên tầng xuống dưới không bị cản trở.

- Tổ hợp trưng bày cổ vật từ biển: Cả một không gian trải dài vô tận được xử lý nội thất đặc biệt: tường và sàn bọc gỗ, diễn tả không gian trong lòng một chiếc tàu đắm, được chia ra từng khoang bởi xương tàu cong cong. Trên trần là những ô kính lớn với hiệu ứng chiếu sáng tạo mặt nước biểu lung linh, huyền ảo. Bên ngoài những của sổ tròn bên thân tàu là cảnh biển. Cổ vật được trưng bày ở hai bên mạn và dưới lòng thuyền vỡ. Ngoài xem cổ vật bày trong tủ kính, người ta có thể xem cổ vật nằm trên cát trắng lòng biển qua khe “ nứt vỡ” dưới đáy tàu. Súng thần công trưng bày gần với hình ảnh thật được bố trí trên tàu cổ…Một phòng chiếu phim nhỏ được bố trí ngay trong không gian lòng tàu cổ.

Đây cũng là không gian cuối cùng của chuỗi không gian trưng bày trong bảo tàng – mang nặng màu thời gian, âm hưởng quá khứ. Chắc rằng người xem sau một quá trình thể nghiệm dàu với nhiều cung bậc cảm xúc sẽ lắng lại, ghi nhận và suy nghĩ.

Cuối tuyến tham quan là đến không gian Khám phá – trải nghiệm ( lầu 4) và có đường dẫn sang khu Bạch Dinh, đường ven núi, có các điểm dừng chân ngắm cảnh, chụp ảnh lưu niệm. Có thể bố trí một vài quán ăn nhẹ, giải khát trong khuôn viên Bảo tàng.