GS.TSKH Nguyễn Minh Thuyết: Cần đính chính ngay trên tờ báo đó...

GS.TSKH Nguyễn Minh Thuyết: Cần đính chính ngay trên tờ báo đó... (20/04/2009)


(VH)- Trao đổi với chúng tôi về những kết quả, thành công cũng như một số hạn chế, khiếm khuyết trong công tác trùng tu, tôn tạo di tích những năm gần đây, GS.TSKH Nguyễn Minh Thuyết (ảnh), Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH cho rằng: Trước những vấn đề xã hội, không nên đánh giá cực đoan, “vơ đũa cả nắm”. Ông nói:

 

- Với trách nhiệm được phân công phụ trách mảng Văn hoá, Thông tin và Thể thao ở Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (từ đây gọi tắt là Uỷ ban-PV), tôi theo dõi khá kỹ những vấn đề mà dư luận báo chí đặt ra gần đây đối với công tác trùng tu, tôn tạo di tích. Việc dư luận báo chí nêu lên những vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị di sản nói chung, trong đó có cảnh báo về những hạn chế trong công tác trùng tu di tích, bảo vệ cổ vật là rất có ý nghĩa.

Sắp tới, Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá, vì thế những nội dung phản ánh chính xác trên báo chí sẽ góp phần cập nhật thông tin cho đại biểu, giúp đại biểu nhìn nhận đầy đủ và toàn diện hơn về vấn đề này. Nhưng tôi cũng phải nói rằng, bên cạnh những thông tin chính xác của dư luận báo chí, vẫn tồn tại một số nhận xét không chính xác, thậm chí thiếu khách quan. Đáng tiếc là có những bài báo đưa ra dẫn chứng hoàn toàn ngược so với thực tế. Trùng tu, tôn tạo di tích là một chuyên ngành, đôi khi là xuyên ngành, vì vậy, nếu thiếu thông tin và thiếu một cách  nhìn toàn diện thì rất dễ nhận xét, đánh giá sai lệch vấn đề.

Theo tôi, Bộ VH,TT&DL cần đưa ra những bằng chứng, số liệu, hình ảnh để chứng minh điều ngược lại. Và các chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh vực trùng tu, tôn tạo di tích cũng cần phải có tiếng nói trên công luận để xã hội hiểu đúng vấn đề. Trước những vấn đề xã hội, không nên đánh giá cực đoan, “vơ đũa cả nắm”.

Cần đính chính ngay trên tờ báo đó

Ông vừa nói đến một số trường hợp dẫn chứng hoàn toàn ngược so với thực tế. Vậy đó là những trường hợp nào?

- Có tờ báo đưa dẫn chứng về chùa Dâu, cho biết di tích này sở dĩ vẫn giữ được vẻ đẹp là do chưa được trùng tu, tôn tạo trong những năm gần đây. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, bởi trong nhiều năm qua, di tích chùa Dâu đã được Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo cho nên mới bảo tồn được những giá trị kiến trúc lịch sử, nghệ thuật như ngày nay. Hoặc có báo phản ứng khá gay gắt việc “đánh bóng”, “làm mới” dẫn đến phá hỏng Đền Đô thông qua hoạt động trùng tu di tích. Thực ra, người trong ngành đều biết rất rõ Đền Đô mới được Nhà nước và nhân dân đầu tư phục dựng cách nay khoảng hai mươi năm vì trước đó di tích này đã bị phá huỷ hoàn toàn. Tôi cũng được biết, nhờ có sự trùng tu kịp thời vào những năm 90 của thế kỷ trước với sự giúp đỡ tài chính của một nước bạn nên chùa Bút Tháp “vẫn còn đẹp”. Trong khi đó có tờ báo lại viết rằng, sở dĩ di tích này “vẫn còn đẹp” là do chưa (không) được trùng tu...

Sở dĩ chùa Dâu vẫn giữ được vẻ đẹp là do được trùng tu khoa học và kịp thời. Ảnh: Ngọc Anh

Theo ông đâu là nguyên nhân của việc phản ánh thiếu chính xác này?

- Theo tôi, có lẽ người viết không chuyên theo dõi lĩnh vực này, trước khi phản ánh những thông tin đó lên báo lại chưa điều tra kỹ.

Việc chưa tìm hiểu kỹ đã vội phản ánh, gây bức xúc cho người dân sở tại nói riêng và xã hội nói chung sẽ ảnh hưởng đến công tác trùng tu di tích trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?

- Theo tôi, những thông tin đó có thể làm cho người dân và những người có trách nhiệm trong công tác trùng tu di tích phân vân, làm cho xã hội nói chung lo lắng một cách không xác đáng. Để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của những thông tin không chính xác trên báo chí, cần đính chính ngay trên tờ báo đó. Đồng thời, giới chuyên môn trong lĩnh vực trùng tu, tôn tạo di tích cũng nên bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình trên báo chí để dư luận xã hội hiểu đúng hơn vấn đề. Nhân đây liên hệ sang lĩnh vực giáo dục, tôi cũng thấy, bên cạnh những ý kiến đóng góp rất đúng trên báo chí, vẫn có không ít sự phê bình nặng về cảm tính, làm cho xã hội hiểu theo chiều hướng tiêu cực. Mà như thế là hoàn toàn không có lợi cho sự nghiệp chung.

Có những bài báo đưa ra dẫn chứng hoàn toàn ngược so với thực tế. Trùng tu, tôn tạo di tích là một chuyên ngành, đôi khi là xuyên ngành, vì vậy, nếu thiếu thông tin và thiếu một cách  nhìn toàn diện thì rất dễ nhận xét, đánh giá sai lệch vấn đề.

Đây là kết quả ai cũng thấy rõ và không thể phủ nhận

Được biết, mới đây, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức giám sát việc thực hiện Luật Di sản văn hoá tại nhiều địa phương, trong đó có lĩnh vực trùng tu, tôn tạo di tích. Thông qua hoạt động thực tế này, ông đánh giá như thế nào về công tác trùng tu, tôn tạo di tích trong thời gian qua?

- Để thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội giao thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá, vừa qua, Uỷ ban đã tổ chức giám sát việc thực hiện luật này tại một số địa phương có mật độ di tích cao như Hà Nội, TP.HCM, Thanh Hoá, Ninh Bình, Đắk Lắk, Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế. Qua báo cáo của địa phương, của ngành và đặc biệt là qua trực tiếp giám sát, chúng tôi nhận thấy: Trong nhiều năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư kinh phí kịp thời của Nhà nước và nguồn lực đóng góp của xã hội nên rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng đã thoát khỏi tình trạng xuống cấp, nhiều di tích ở dạng phế tích từng bước được phục dựng, phục hồi; nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo  và đã trở thành những điểm học tập, tham quan du lịch hấp dẫn, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương và cả nước. Chỉ tính riêng từ năm 2001 đến nay đã có gần 1.500 lượt di tích được tu bổ, tôn tạo trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về văn hoá. Bên cạnh đó, còn gần 2.000 di tích được tu bổ, tôn tạo từ nguồn vốn của địa phương và nguồn đóng góp của nhân dân. Đây là kết quả mà ai cũng thấy rõ và không thể phủ nhận.

Có lẽ người viết không chuyên theo dõi lĩnh vực này, trước khi phản ánh những thông tin đó lên báo lại chưa điều tra kỹ.

Theo tôi, những thông tin đó có thể làm cho người dân và những người có trách nhiệm trong công tác trùng tu di tích phân vân, làm cho xã hội nói chung lo lắng một cách không xác đáng. Để khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của những thông tin không chính xác trên báo chí, cần đính chính ngay trên tờ báo đó.

Tuy nhiên, qua giám sát, chúng tôi cũng thấy còn nhiều vấn đề. Đơn cử, một số quy định trong lĩnh vực trùng tu, tôn tạo di tích như “bảo vệ nguyên trạng”, “giữ yếu tố nguyên gốc”,... chưa được hiểu một cách đầy đủ, rõ ràng, cụ thể nên khi triển khai thực hiện gặp khá nhiều khó khăn. Cũng do chưa nhận thức được đầy đủ như thế nào là “bảo vệ nguyên trạng” hay “giữ yếu tố nguyên gốc” trong trùng tu di tích nên nhiều khi dư luận báo chí hay xã hội có những thắc mắc không thực sự chính xác. Tôi lấy ví dụ, khi xem một tấm ảnh trên báo về một di tích đang được hạ giải trùng tu, phía dưới còn ngổn ngang vật liệu, nếu ai không nắm được quy trình trùng tu, cộng với thông tin thiếu chính xác của người phản ánh thì sẽ cho rằng người ta đang phá di tích.

Cũng nên biết rằng, hầu hết các công trình kiến trúc truyền thống của chúng ta không được làm bằng đá hoặc chất liệu bền vững khác như ở châu Âu mà chủ yếu được cất dựng bằng vật liệu kém bền vững như gỗ, tranh, tre,... Vì thế, khi tiến hành trùng tu di tích thì phải hạ giải chứ không thể giữ nguyên như thế mà sửa chữa hay thay thế. Nói một cách

khác, rất khó áp dụng kiểu trùng tu “hỏng đâu sửa đấy” vì các bộ phận gỗ luôn có kết cấu giằng với nhau. Và cũng thông qua phương pháp hạ giải trong quá trình trùng tu, chúng ta mới phát hiện được nhiều bộ phận khác bị hư hỏng, xuống cấp của di tích mà bằng mắt thường rất khó nhận biết.

Trong nhiều năm qua, nhờ có sự quan tâm đầu tư kinh phí của Nhà nước, nhiều hạng mục công trình trong khu di tích Đại Nội Huế lần lượt được trùng tu, tôn tạo. Trong ảnh: Ngọ Môn Huế.Ảnh: T.L

Gần đây dư luận báo chí phản ánh khá nhiều về dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử Đền Và (Sơn Tây, Hà Nội). Đoàn chúng tôi đã tìm hiểu thông tin xung quanh vấn đề này. Đại biểu Dương Trung Quốc là thành viên trong Đoàn đồng thời là Uỷ viên Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia và là người đã trực tiếp tham gia tư vấn dự án trùng tu di tích Đền Và ngay từ đầu, cho biết sự việc không hoàn toàn như báo chí “kêu”. Cũng trong quá trình giám sát, chúng tôi nhận thấy có một số trường hợp đặc biệt, đòi hỏi “giữ nguyên trạng” rất khó. Ví dụ, di tích thành Cổ Loa có khu vực bảo vệ rộng lớn, trong đó có gần 600 hộ dân sinh sống từ nhiều đời nay. Trên thực tế, người dân thường xuyên có nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà cửa để đảm bảo cuộc sống. Nếu căn cứ vào quy định thì phải “án binh bất động”, mà như thế thì ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Hoặc ở khu vực Hoàng thành Huế có tới gần 3.000 hộ dân sinh sống từ lâu đời, di dân đi đâu được? Di dân đi thì Hoàng thành sẽ là một di tích “chết” (hiểu theo nghĩa là thiếu sinh khí, sinh động). Vấn đề đặt ra là phải quản lý như thế nào để vừa bảo tồn, phát huy giá trị di tích, vừa đảm bảo nhu cầu làm ăn, sinh sống bình thường của người dân. Vì thế, Uỷ ban đã kiến nghị bổ sung vào Luật Di sản văn hoá quy định về những trường hợp đặc biệt và thẩm quyền xem xét những trường hợp đặc biệt này.

Gần đây dư luận báo chí phản ánh khá nhiều về dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử Đền Và (Sơn Tây, Hà Nội). Đoàn chúng tôi đã tìm hiểu thông tin xung quanh vấn đề này. Đại biểu Dương Trung Quốc là thành viên trong Đoàn, đồng thời là Uỷ viên Hội đồng Di sản văn hoá Quốc gia và là người đã trực tiếp tham gia tư vấn dự án trùng tu di tích Đền Và ngay từ đầu, cho biết sự việc không hoàn toàn như báo chí “kêu”.

Không nên đánh giá cực đoan, “vơ đũa cả nắm”

Như ông vừa đánh giá, kết quả trùng tu, tôn tạo di tích “là kết quả mà ai cũng thấy rõ và không thể phủ nhận”. Nhưng gần đây có ý kiến gay gắt cho rằng phần lớn các công trình trùng tu di tích đều trở thành phá hoại di tích. Qua công tác giám sát, ông có  thấy đúng như thế không?

- Tôi cho là ngược lại. Bởi phần lớn các trường hợp di tích được trùng tu, tôn tạo là thành công. Ví dụ, Đại Nội Huế, phố cổ Hội An, khu di tích địa đạo Củ Chi, ... Bên cạnh thành công, có thể có những bộ phận nhất định chưa đạt hoặc hỏng. Có những dự án dẫn đến biến dạng di tích, như di tích đền Độc Cước ở Thanh Hoá. Nhưng từ đó phủ nhận hoàn toàn công tác trùng tu, tôn tạo di tích thì thiếu công tâm. Theo tôi, Bộ VH,TT&DL cần đưa ra những bằng chứng, số liệu, hình ảnh để chứng minh điều ngược lại. Và các chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh vực trùng tu, tôn tạo di tích cũng cần phải có tiếng nói trên công luận để xã hội hiểu đúng vấn đề. Trước những vấn đề xã hội, không nên đánh giá cực đoan, “vơ đũa cả nắm”.

Nhiều người khi đọc ý kiến phê phán nói trên cho rằng đánh giá như vậy là thiếu thuyết phục.

- Theo tôi biết, ngành trùng tu, tôn tạo di tích được xuất hiện ở nước ta khá muộn, chỉ khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây. Do vậy, hệ thống tri thức về trùng tu, tôn tạo di tích còn gặp nhiều hạn chế vì chủ yếu được tích luỹ qua hoạt động thực tiễn, tập huấn ở nước ngoài, qua sự tìm tòi, nghiên cứu và qua những nghệ nhân có tay nghề,... Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có được trường lớp tổ chức đào tạo một cách bài bản về lĩnh vực này. Cũng bởi thế, bên cạnh những kết quả, thành công đạt được thì chúng ta còn gặp những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình trùng tu, tôn tạo di tích.

Theo tôi, Bộ VH,TT&DL cần đưa ra những bằng chứng, số liệu, hình ảnh để chứng minh điều ngược lại. Và các chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh vực trùng tu, tôn tạo di tích cũng cần phải có tiếng nói trên công luận để xã hội hiểu đúng vấn đề. Trước những vấn đề xã hội, không nên đánh giá cực đoan, “vơ đũa cả nắm”.

Mặt khác, như ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc, trước những dự án trùng tu, tôn tạo cụ thể thì ngay trong giới chuyên môn thuộc lĩnh vực này cũng có nhiều quan điểm, áp dụng giải pháp khác nhau. Nói chính xác là áp dụng quan niệm của những trường phái trùng tu khác nhau. Điều này không chỉ riêng ở nước ta mà nhiều quốc gia khác cũng đang gặp phải. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm được giải pháp tối ưu, tìm được sự đồng thuận nhất định trong giới chuyên gia và dư luận xã hội.

Thưa ông, thực tế cho thấy rằng vai trò quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương là rất quan trọng. Ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?

- Việc phân cấp quản lý di sản văn hoá đã được quy định rõ trong Luật Di sản văn hoá và các văn bản dưới luật. Khi di tích bị xâm phạm thì chúng ta căn cứ vào sự phân cấp quản lý mà xử lý trách nhiệm. Đẩy dồn trách nhiệm lên Bộ là không đúng. Cũng giống như trong ngành giáo dục, từ việc cô giáo dán băng keo vào miệng học sinh hay đánh trẻ ở lớp mầm non tư thục cũng  hỏi đến trách nhiệm của Bộ GD&ĐT là không đúng, bởi những hiện tượng hay vấn đề cụ thể như thế thì trách nhiệm trước hết thuộc về địa phương. Trong Luật đã quy định phân cấp quản lý rất rõ ràng rồi.

Xim cám ơn ông !

Nhóm Phóng viên thực hiện